Theo đoàn làm phim rong ruổi khắp nơi ở Trung Quốc suốt 5 năm quay phim, cuối cùng chú ngựa trắng trong Tây du ký 1986 lại bị bỏ đói đến chết.
Tây du ký không chỉ là bộ phim kinh điển của màn ảnh Hoa ngữ mà còn gắn liền với nhiều thế hệ khán giả khắp châu Á.
Có nhiều phiên bản khác nhau nhưng Tây du ký năm 1986 được đánh giá là thành công nhất. Bên cạnh thầy trò Đường Tăng, Bạch Long mã cũng là nhân vật xuất hiện nhiều.
Chú ngựa trắng này vốn được sử dụng trong quân đội nhưng bị đào thải, sau đó tình cờ được đoàn làm phim chọn. Bạch Long mã rất thông minh và hiểu người. Đạo diễn Dương Khiết luôn xem nó như một người bạn. Đáp lại, chú biết nghe lời, trung thành, không phá phách hay nổi loạn.
Suốt 5 năm quay phim, chú ngựa cũng đồng cam cộng khổ với đoàn làm phim, thậm chí gặp nhiều tai nạn nguy hiểm. Đạo diễn Dương từng tự trách bản thân đã khiến một con ngựa phải lao động vất vả như vậy.
Sau khi quay xong Tây du ký, Bạch Long Mã đã được để lại Tp.Vô Tích, nhưng chẳng may rơi vào tay chủ gánh xiếc bất lương. Chú bị đem đi diễn khắp nơi. Du khách muốn cưỡi hay chụp ảnh đều phải trả tiền. Kiếm được nhiều tiền cho chủ nhưng chú vẫn bị đối xử thậm tệ, thường xuyên bị bỏ đói.
Khi không còn giá trị sử dụng, Bạch Long Mã bị chủ nhốt lại trong một lò nung cũ. Khi đạo diễn Dương về thăm, Bạch Mã ngày nào bị bỏ mặc đói rét, nhem nhuốc, không ai còn nhận ra.
Nhiều năm sau, Bạch Mã ngày càng già nua và gầy guộc. Không chỉ vậy, chú còn thường xuyên bị các con ngựa nhốt chung xung quanh tranh giành miếng ăn. Lần cuối, nữ đạo diễn về thăm, đoàn xiếc báo chú đã chết từ năm 1997.
Những hình ảnh của Bạch Long mã trong Tây du ký 1986 (Video: News Tube).