Như thường lệ, khi hồ thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) đóng cửa đập, hàng trăm người dân lại đổ xô về đây bắt cá. Có người hồ hởi vì bắt được chú cá mè nặng tới gần 15 kg.

Theo Zing, 8 giờ sáng 8/10, thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đóng đập, ngưng xả lũ, hàng trăm người dân đã bắt đầu “ngày hội bắt cá”.

Khi mực nước ở chân đập vừa cạn, người dân tay cầm các dụng cụ, lao xuống bắt cá. Cá bắt được chủ yếu là mè, lăng, trê, trắm.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Hàng trăm người dân nô nức bắt cá dưới chân đập tràn thủy điện Trị An. (Ảnh: Thanh Niên)

Anh Nguyễn Thanh Tình cho biết, sau mỗi kỳ thủy điện xả lũ, cá dồn về chân đập rất nhiều. Có con chỉ 0,5 kg nhưng cũng có con hơn chục kg.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Đập tràn vừa đóng cửa là người dân lao ra. (Ảnh: Người Lao Động)

Phía dưới đập tràn không xa, nước cạn hơn là nơi tập trung của nhóm người dùng chích điện. Hàng chục người với bình điện mang trên lưng, tay cầm gậy chích nối nhau tiến ra giữa dòng nước.

Anh Nguyễn Văn Trung (ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) may mắn bắt được cá mè nặng gần 15 kg. Anh cho biết, nhóm anh có 5 người và đến chân đập từ đêm 7/10 để chờ giờ thủy điện đóng cửa xả nên bắt được gần 100 kg cá cá loại.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Năm nay, người dân không bắt được nhiều loại cá đắt tiền như chép, lăng. Đa số chỉ bắt được cá mè. (Ảnh: Người Lao Động)

Báo Thanh Niên đưa tin, sau khoảng 30 phút, vài tạ cá nằm gọn trong lưới của người dân, trong đó có nhiều con cá to hơn chục kg. Lúc này, các thương lái và cả người dân bắt đầu mua bán.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Một người dân bắt được con cá mè trâu (mè hoa) nặng hơn 10 kg. (Ảnh: Thanh Niên)

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào khoảng tháng 9, 10, khi nước ở thượng nguồn đổ về hồ Trị An nhiều khiến hồ phải xả lũ, và sau khi hồ đóng đập, cảnh bắt cá nhộn nhịp lại diễn ra.

Theo người dân, đợt này cá không nhiều bằng những lần trước, nguyên nhân vì xả lũ quá lâu (hơn 1 tháng), cá ở hạ nguồn tìm lên nhưng không có gì ăn lại quay trở về.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Một người đàn ông mang gần 10 kg cá lăng vào bờ để người thân bán cho thương lái. (Ảnh: Zing)
thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Niềm hạnh phúc của người dân khi bắt được mẻ cá lớn. (Ảnh: Zing)

Trước đó, vụ lúa hè thu kết thúc nên xã Tam Dân (Phú Ninh, Quảng Nam) cũng đã tháo đập thủy lợi Ba Suối để người dân bắt cá. Ngày xả đập vui như hội, hàng trăm người hò nhau mang lưới, nơm… ra đập bắt sản vật quê nhà.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Ngày xả đập như ngày hội, người mang vó, người mang nơm, người thả lưới để bắt cá. (Ảnh: VnExpress)

Theo VnExpress, năm nay đập Ba Suối tháo cạn nước đúng ngày nghỉ cuối tuần nên rất nhiều người đi bắt cá. Khoảng 3 giờ sáng, nước bắt đầu cạn nhiều người dân rủ nhau ra đập soi đèn bắt cá. Khoảng thời gian đông người nhất là lúc 5 – 12 giờ.

thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Một người dân mang cả lồng nhốt gà làm bằng sắt để bắt cá. (Ảnh: VnExpress)
thuy dien tri an dong dap hang tram nguoi dan do ve bat ca khung
Một con cá chép người dân bắt được. (Ảnh: Báo Quảng Nam)
Sau khi hồ đóng đập, nhiều cá đặc sản hồ Trị An và sông Đồng Nai như lăng, trôi, tra, mè hoa… vẫn còn kẹt lại dưới chân đập, chưa kịp theo dòng nước về hạ lưu.

Con cá leo nặng khoảng 20 kg được nam thanh niên bắt trong hốc đá. Được thương lái hỏi mua gần hai triệu đồng nhưng anh không bán. “Tôi phải vật lộn cả chục phút mới bắt được nó”, anh chia sẻ.

“Cá này chắc chắn là tôi đem về nhà ăn rồi. Một năm mới có một lần mà”, người đàn ông vui mừng nói.
Hai con cá rô phi dính chài được bỏ vào bao. Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm, mỗi lần đóng đập xả lũ, cá tra, trê, lóc, mè và rô phi… có rất nhiều. Nhiều con có trọng lớn cả mấy chục kg.
Ngoài việc đi một mình, nhiều người đi theo nhóm để phân công mỗi người mỗi việc. “Nhóm mình có hơn 10 người từ Biên Hòa lên. Tôi được phân công ngồi trông cá thôi. Cá bắt được thì đem bán, còn ít thì biếu người thân”, anh Hưng vui vẻ nói.
Trong lúc lặn xuống bắt cá tra dính trong chài, ông Sang bị ngạnh đâm vào tay. “Bắt cá khủng không phải đơn giản, gặp nhiều hiểm nguy lắm, cái ngạnh này mà đâm vào tay có khi về sốt cả mấy ngày”, ông Sang cho biết.
Con cá tra nặng gần 10 kg vừa được ông Sang chài được trong hốc đá. “Mỗi lần có cá lớn là chài rung lên, mình phải nhảy xuống nước mới bắt được nó. Còn không có thì mình bơi quanh mấy hốc đá là cá sẽ ra dính chài”, ông Đặng Quang Sang nói.
Thương lái đưa xe tải đến thu mua cá với giá khá cao so với mọi năm: cá lăng giá 130.000 đến 150.000 đồng mỗi kg; cá mè 30.000 đến 50.000 đồng mỗi kg… Trong khi đó cá leo, cá tra khủng nặng hơn 10 kg có giá từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Ảnh: VnExpress

videoinfo__video3.dkn.tv||__

(Nguồn video: Zing.vn)

Minh Tú (Tổng hợp)