Khi nắm vững những kiến thước cơ bản về thành phần của câu, người học sẽ dễ dàng tạo dựng được câu như chơi ghép lego vậy.

Câu tiếng Anh được tạo dựng nên bởi 5 thành tố cơ bản gồm:

Chủ ngữ (Subject = S)

Động từ (Verb = V)

Tân ngữ (Object = O)

Bổ ngữ (Compliment = C)

Trạng ngữ (Adverbial = A)

5 thành tố này được xem là 5 cấu kiện cơ bản để lựa chọn rồi sắp đặt, lắp ghép theo một trật tự quy tắc nhất định để diễn đạt một ý nghĩa giao tiếp nhất định.

Trong tiếng Anh, có 7 mẫu câu cơ bản tùy theo sự có mặt và trình tự sắp xếp của các thành phần trên:

S – V

S – V – O

S – V – O – O

S – V – A

S – V – C

S – V – O – C

S – V – O – A

Chuyên mục sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết cơ bản như: vai trò, chức năng, biểu hiện, vị trí của các thành phần. Bài học về chủ đề này gồm các phần:

Phần 1: Chủ ngữ (the Subject)

Phần 2: Động từ (the Verb)

Phần 3: Tân ngữ (the Object)

Phần 4: Bổ ngữ (the Complement)

Phần 5: Trạng ngữ (the Averbial)

Phần 6: Bài luyện tập

Tiếp theoPhần 1, Phần 2, Phần 3

IV. Bổ ngữ

1. Vai trò, chức năng của bổ ngữ

Bổ ngữ cung cấp thông tin hoặc miêu tả thêm về những gì đã được thể hiện của các thành phần khác là chủ ngữ và tân ngữ. Vì vậy có 2 loại bổ ngữ:

– Bổ ngữ của chủ ngữ (subject complement – sC)

Bổ ngữ của chủ ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ.

Ví dụ:

John is a businessman.

John là một doanh nhân.

“a businessman” là bổ ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ John.

Marry seems happy.

Marry có vẻ hạnh phúc.

Happy là bổ ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ Marry.

– Bổ ngữ của tân ngữ (object complement – oC)

Bổ ngữ của tân ngữ bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

He appointed her secretary.

Ông ấy bổ nhiệm cô ta làm thư ký.

Secretary là bổ ngữ bổ nghĩa cho tân ngữ her. (Ai là thư ký? Cô ta là thư ký. Không phải ông ấy)

We find the food disgusting.

Chúng tôi thấy đồ ăn ghê tởm.

Disgusting là bổ ngữ bổ nghĩa cho tân ngữ the food. (Cái gì ghê tởm? Thức ăn ghê tởm chứ không phải chúng tôi ghê tởm)

2. Hình thức biểu hiện

– Bổ ngữ của chủ ngữ (sC) được biểu hiện bằng các hình thức sau:

a. Một tính từ hoặc một cụm tính từ

Ví dụ:

Joyce seems very happy.

Joyce có vẻ rất hạnh phúc.

b. Một danh từ hoặc một cụm danh từ

Ví dụ:

Joyce is an English teacher.

Joyce là một giáo viên tiếng Anh.

c. Một cụm động từ nguyên thể

Ví dụ:

Her dream is to have three English centers.

Ước mơ của cô là có ba trung tâm tiếng Anh.

d. Một mệnh đề danh từ

Ví dụ:

Teaching English is what she really likes.

Dạy tiếng Anh là điều cô thực sự thích thú.

– Bổ ngữ của tân ngữ (sC) được biểu hiện bằng các hình thức sau:

a. Một danh từ hoặc một cụm danh từ

Ví dụ:

Many people consider English the most important language nowadays.

Nhiều người cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng nhất ngày nay.

b. Một tính từ hoặc một cụm tính từ

Ví dụ:

Many students find English interesting.

Nhiều sinh viên nhận thấy tiếng Anh thú vị.

3. Vị trí của bổ ngữ

Bổ ngữ của chủ ngữ (sC) được đặt ngay sau động từ (V) và là động từ nối (liking verbs), theo công thức: S – V – sC

Ví dụ:

He feels tired.
 S     V      sC

Anh ta cảm thấy mệt.

– Bổ ngữ của tân ngữ (sC) được đặt ngay sau tân ngữ trực tiếp (dO), theo công thức: S – V – dO – oC

Ví dụ:

Many students find English interesting.

               S            V      dO           oC

Nhiều sinh viên nhận thấy tiếng Anh thú vị.

Mai Thanh

Từ Khóa: