Đại học Havard đã điều tra trong 40 năm và thấy rằng: Những bé hay làm việc nhà thì tỷ lệ có việc làm và không phạm tội cao hơn hẳn nhờ phát triển tốt kỹ năng vận động, nhận thức và ý thức trách nhiệm.
Một chuyên gia đã chỉ ra rằng trong quá trình phát triển của trẻ, ý thức trách nhiệm liên quan mật thiết với phát triển kỹ năng vận động, năng lực nhận thức. Ở Mỹ, trẻ em dù lớn hay nhỏ đều được xem là một thành viên trong gia đình, và việc dạy cho trẻ em sống có trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Trong đó làm việc nhà là cách hữu hiệu nhất.
Nếu như con trẻ từ nhỏ không làm việc, chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, khi lớn lên sẽ không thể chịu khổ, không biết tự lập, thành tích làm việc không nổi bật. Do đó sự thành công của con trẻ luôn có sự đồng hành của cha mẹ, cha mẹ tạo ra môi trường và điều kiện cho trẻ con phát triển. Đối với trẻ con chúng ta nên dạy chúng làm việc ngay từ nhỏ. Điều này giúp trẻ có thể năng lực làm việc, giúp cho trẻ có một đôi tay cần cù đến suốt đời. Trẻ em lớn lên trong trải nghiệm, trải nghiệm càng nhiều, cảm nhận càng sâu sắc. Những công việc mà trẻ con có thể làm được người lớn không nên làm thay.
Chuyên gia Mỹ thảo luận về việc cho trẻ học làm việc nhà như thế nào?
Làm thế nào để giúp trẻ em hình thành thói quen tốt là làm việc nhà? Các chuyên gia giáo dục của Mỹ cho bạn những lời khuyên sau:
Nếu bạn đã từng yêu cầu con thu dọn mặt bàn hoặc đồ chơi, bạn sẽ biết rằng đây là một chuyện khó khăn.
Đứa trẻ từ 3 – 6 tuổi là lứa tuổi đã bắt đầu không kiên nhẫn và chống đối lại yêu cầu của người lớn, đôi lúc bạn cảm thấy yêu cầu trẻ làm thì thà tự mình làm còn dễ hơn. Lúc mới đầu bảo là trẻ giúp đỡ cha mẹ nhưng thực ra lại tăng thêm gánh nặng cho mình. Nhưng để bồi dưỡng thói quen giúp đỡ người khác cho con thì đây lại là một cơ hội tốt.
Trẻ 4- 5 tuổi đã có thể làm các việc nhà đơn giản, yêu cầu sự phối hợp tốt, độ nhạy cảm và sự tập trung của trẻ. Cho dù trẻ không hoàn toàn hiểu được ý muốn của cha mẹ nhưng đối với trẻ làm việc nhà là có rất nhiều ích lợi. Cha mẹ hãy hoàn toàn tin tưởng con cái, hãy để chúng phát huy sự tự tin để hoàn thành một công việc nào đó, đồng thời giúp trẻ hiểu được rằng giúp đỡ người khác là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi mình. Cho dù bọn trẻ cảm thấy làm một chút việc nhà cũng thú vị, nhưng muốn trẻ hình thành thói quen tốt này lại không phải là chuyện dễ dàng.
Làm thế nào để cho con cảm thấy thoải mái, kiên trì phát triển thói quen tốt? Cha mẹ cần chú ý những điểm dưới đây:
1. Để con thấy được tầm quan trọng của mình.
Thuận theo việc con cái trong giai đoạn này muốn giống như người lớn, khen ngợi con đã giúp đỡ rất đáng kể cho cha mẹ cũng như giúp tiết kiệm được thời gian để cả nhà cùng được vui chơi.
2. Cho con quyền lựa chọn.
Có thể cho con một danh sách các công việc để chúng lựa chọn công việc sao cho phù hợp với khả năng của chúng, khiến chúng cảm thấy mình có được lựa chọn và kiểm soát, do đó tình nguyện đi làm.
3. Làm mẫu một cách cẩn thận cho con xem.
Không nói chung chung kiểu như bảo con thu dọn gọn gàng căn phòng, như vậy có thể làm cho trẻ hoang mang chẳng biết làm thế nào, lâu dần mất đi tính tích cực. Các nhiệm vụ nên chia thành nhiều bước nhỏ, ví dụ : đồ chơi cất vào hộp đồ chơi, sách đặt ngay ngắn lên giá ..v.v. Như vậy trẻ sẽ hiểu được yêu cầu của bạn một cách chính xác.
Ngoài ra cha mẹ phải cho con quyền phát biểu ý kiến. Hãy trả lời hết tất cả khúc mắc cho đến khi con cảm thấy hài lòng. Nói chung sự kiên nhẫn của cha mẹ là hết sức quan trọng. Ngay cả khi con đã quên một chút, tuyệt đối không nên trách mắng mà hãy nhẹ nhàng nhắc nhở để con có thể nhớ.
4. Không nên cầu toàn
Trẻ con trong độ tuổi này, tích cưc làm việc là điều quan trọng hơn cả. Nếu như con giặt tất không đủ sạch, lau bàn cũng không đủ sáng thì bạn cũng không nên trách mắng chúng, sẽ khiến tổn thương lòng tự trọng của con, làm giảm khả năng hợp tác với người khác. Nếu yêu cầu từng công việc phải được một cách hoàn hảo, điều này là không thích hợp với trẻ con.
5. Cung cấp dụng cụ lao động phù hợp với con.
Không đưa cho con cái chổi quét còn cao hơn nó, cho trẻ con cái chổi nhỏ để quét rác vụn nhỏ. Nếu muốn con giúp bạn dọn bàn ăn thì cho chúng mang thức ăn thừa mang vào phòng bếp là được rồi.
6. Làm tấm gương tốt cho con.
Cha mẹ nhất định không ở trước mặt con mà kêu ca rằng công việc nhà là thật nhàm chán, điều này chẳng khác gì nói với các con rằng làm việc nhà là một điều rất khủng khiếp. Cha mẹ nên cố gắng để con thấy rằng làm việc nhà càng nhanh thì càng tốt để giúp đỡ cha mẹ. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cùng con chơi đùa.
7. Không nên ép buộc con
Không nên dùng cách ép buộc, hãy để con thong thả và có một quá trình để giảm bớt căng thẳng. Ví dụ “Mẹ cho phép con chơi 10 phút, sau 10 phút là phải dọn ngay căn phòng của con.’’
8. Khen thưởng
Khen ngợi và ban thưởng cho con sẽ phát triển được các thói quen tốt. Khen ngợi rằng con đã mang đến sự giúp đỡ thật lớn lao. Ngoài ra cũng là một cách hay nhất để con lập ra một kế hoạch hợp lý. Cứ khi nào con hoàn thành một công việc liền tặng cho một phần thưởng nho nhỏ mà nó mong muốn. Chú ý không sử dụng tiền bạc hoặc của cải để làm phần thưởng.
9. Sắp xếp hợp lý toàn bộ công việc.
Đối với trẻ mẫu giáo, lặp đi lặp lại công việc sẽ khiến trẻ nhàm chán, do đó nên thay đổi nội dung công việc.
10. Cho trẻ không gian phát triển.
Khi trẻ nắm chắc được công việc được giao phó, người lớn phải biết đưa ra yêu cầu cao hơn, cũng như mở rộng phạm vi công việc. Ví dụ khi trẻ đã biết sắp xếp quần áo, bạn sẽ dạy chúng cách sử dụng máy giặt…
Và bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xem, trẻ em có thể làm công việc gì ở các độ tuổi khác nhau:
Từ 9 – 24 tháng tuổi
Có thể cho trẻ một số hướng dẫn đơn giản, thí dụ : bảo trẻ tự mình mang tã bẩn bỏ vào thùng.
Từ 2 – 3 tuổi
Có thể hướng dẫn trẻ đổ rác vào thùng, lấy các đồ vật, đưa quần áo cho mẹ treo lên giá phơi. Dạy trẻ tự đánh răng, cho trẻ chút nước để trẻ tưới hoa. Buổi tối trước khi ngủ thu dọn gọn gàng đồ chơi.
Từ 3 – 4 tuổi
Tốt nhất cho trẻ sử dụng toilet, rửa tay và biết cách đánh răng kỹ càng. Dạy trẻ tưới cây, thu dọn đồ chơi cũng như quý trọng đồ chơi. Thu lượm giấy, báo trên mặt sàn. Cùng mẹ sắp giường ngủ như lấy chăn, gối… Ăn xong giúp mẹ mang đổ bẩn vào trong bếp. Giúp mẹ cất quần áo sạch vào ngăn tủ. Mang quần áo bẩn của mình bỏ vào giỏ giặt.
Từ 4 – 5 tuổi
Giai đoạn yêu cầu trẻ thành thạo dần dần việc nhà như lấy thư ngoài thùng thư, tự mình dọn giường ngủ của mình. Chuẩn bị bàn ăn, sau khi ăn xong mang bát đĩa bẩn vào bếp. Mang quần áo sạch gấp gọn cho vào tủ quần áo. Chuẩn bị sẵn quần áo hôm sau cho mình.
Từ 5 – 6 tuổi
Giai đoạn yêu cầu nắm chắc, dần dần thành thạo công việc nhà. Có thể lau bàn, cùng mẹ thay ga gối bẩn. Chuẩn bị đồ hôm sau đi học, chuẩn bị giày dép, dọn dẹp căn phòng (xếp đồ trở về vị trí cũ)
Từ 6 – 7 tuổi
Không chỉ làm các công việc như trước đây mà bắt đầu hướng dẫn trẻ rửa chén bát, tự mình quét dọn phòng.
Từ 7 – 12 tuổi
Không chỉ làm các công việc như lúc trước, mà còn có thể làm cơm đơn giản, giúp rửa xe, hút bụi , lau sàn, cọ rửa bồn rửa tay, nhà vệ sinh, lau lá cây,… Sử dụng máy giặt và máy sấy quần áo. Mang rác ra điểm thu rác.
Từ 13 tuổi trở lên
Không chỉ làm các việc như trước đây, mà còn có thể thay bóng đèn, vệ sinh rác trong máy hút bụi. Lau cửa kính cả trong lẫn ngoài, rửa sạch tủ lạnh. Lau sạch kệ bếp, lò nướng, nấu cơm, liệt kê các món đồ đơn giản cần mua, giặt quần áo , tu sửa lại vườn cỏ, cây cảnh…
Vì sự phát triển nhân cách và kỹ năng sống để trẻ có tương lai tốt đẹp, các bậc cha mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian, và sự kiên nhẫn để dạy trẻ làm việc nhà nhé. Đây chắc chắn là công việc khó khăn vất vả, nhưng rất đáng để hy sinh vì đứa con thân yêu.
Tú Lệ
Xem thêm: