Vốn nổi tiếng là quốc gia Bắc Âu văn minh với đời sống tinh thần cao, giờ đây Thụy Điển lại một lần nữa khiến nhiều người trên thế giới ngạc nhiên khi mở một trung tâm thương mại sang trọng chỉ chuyên để bán sản phẩm đã qua sử dụng.
Cato Limås mỉm cười rạng rỡ khi anh mua được chiếc túi trắng phồng và một món đồ lưu niệm của Trung Quốc mà anh và vợ đã mua được cho đứa con mới sinh của họ. Đó là chưa đầy 1 giờ đồng hồ kể từ khi họ đến trung tâm mua sắm ReTuna – một trung tâm thương mại 2 tầng bao gồm các cửa hàng bán đồ cũ ở ngoại ô Eskilstuna, thuộc phía Tây thành phố Stockholm, Thụy Điển.
“Tôi nghĩ thật thú vị khi tìm được một cái gì đó mà người khác đã sử dụng và chúng ta lại có thể tiếp tục sử dụng nó”, Cato chia sẻ với phóng viên tờ Huffington Post. “Nếu bạn nhìn vào những gì người ta bán ở đây, bạn sẽ thấy chúng gần như mới. Vậy thì tại sao chúng ta lại cần mua đồ mới?”
ReTuna là trung tâm thương mại của Thụy Điển chỉ chuyên bán các đồ đã qua tân trang lại với các cửa hàng chuyên bán các loại sản phẩm như nội thất, máy tính, thiết bị âm thanh, quần áo, cây trồng, dụng cụ làm vườn, nhà bếp,…
Trang web của trung tâm đăng tải:
“Chúng tôi không chỉ đơn thuần là một trung tâm mua sắm thông thường. Tại đây, các bạn được trải nghiệm mua sắm theo một cách thức hoàn toàn mới mẻ, theo hướng thân thiện với môi trường. ReTuna Återbrucksgalleria là trung tâm mua sắm đi tiên phong trong việc tận dụng mọi thứ để đáp ứng nhu cầu cho các ngôi nhà mới của Thụy Điển, và hy vọng nó sẽ là của toàn thế giới. Cải tiến, sửa chữa và tái sử dụng một cách sáng tạo sẽ mang đến cuộc sống mới cho những vật dụng đó… Chúng tôi gọi nó là tái chế – một cách thức kinh doanh thân thiện với môi trường”.
Vợ chồng Cato chưa từng đến đây trước đó. Họ sống cách đó 90 phút lái xe và rất tình cờ anh biết đến trung tâm thông qua một đoạn quảng cáo trên Youtube. Thời điểm hiện tại, tổng cộng chi tiêu của anh trung bình chỉ rơi vào mức 7 USD, chủ yếu là chi cho cà phê và bánh quế Thụy Điển. “Đó là nguồn tài nguyên tái tạo. Tái sử dụng chỉ có thể là một điều tốt đẹp’, Cato chia sẻ.
Thụy Điển từ lâu đã được biến đến là một quốc gia phát triển bền vững. Hơn 99% lượng chất thải gia đình thông thường được tái chế. Phân loại rác thải và đưa đến các thùng chứa rác chung là một phần thói quen hàng tuần của hầu hết người Thụy Điển kể từ những năm 1980.
Tuy nhiên trong bối cảnh kỷ nguyên “tạo ra, sử dụng và bỏ đi”, quốc gia Bắc Âu này cũng phải đối diện với mức tiêu thụ hàng loạt như nhiều nước khác trên thế giới. Một báo cáo gần đây của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới cho rằng, nếu cả thế giới sống theo cách tiêu thụ của người Thụy Điển, chúng ta sẽ cần đến 4,2 hành tinh thay vì một hành tinh như hiện nay.
“Mặc dù nhiều người quan tâm đến bền vững, nhưng chúng tôi vẫn tiêu dùng và sống cao hơn mức lương của chúng tôi”, ông Rosanna Endre, lãnh đạo dự án Greenpeace Sweden nói. “Chúng tôi vẫn có Black Friday”.
ReTuna, mới đây đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 3 vào cuối năm 2018. Trung tâm được điều hành bởi một công ty năng lượng thành phố với nhiệm vụ vận hành các tổ chức có lợi đối với khí hậu, đây là trung tâm mua sắm đầu tiên trên thế giới tập trung vào vấn đề mua sắm bền vững.
Gần hết các mặt hàng được bán là tài sản đóng góp cộng đồng do người dân địa phương thu nhặt từ nhà máy tái chế chính Esk Whileuna. Nhân viên của ReTuna sẽ phân loại các sản phẩm theo từng nhóm và chia ra các cửa hàng bao gồm khu mua sắm nội thất cổ điển, cửa hàng xe đẹp, hiệu sách…
“Tôi có một danh sách những thứ tôi cần cho các cửa hàng của mình như đồ gốm, vì vậy khi hàng gốm đến trung tâm thương mại, nó sẽ được đặt cửa hàng nhỏ của tôi”, Maria Larsson, một chủ tiệm gốm chia sẻ.
Larsson dùng cả buổi sáng để chuyển những món đồ mới đến sắp xếp lại trong phòng lưu trữ khổng lồ. Những thức mà cô ấy nghĩ sẽ bán đã được chuyển đến chỗ các cửa hàng như chiếc bình hoa nhỏ bị sứt nhỏ có thể sử dụng để cắm hoa cho một buổi triển lãm nhỏ.
“Khi bạn ký hợp đồng tại đây [để nhận gian hàng], cũng đồng nghĩa với việc bạn xác nhận chúng ta luôn muốn rác thải ở mức con số 0. Đố là những gì chúng ta muốn. Không phải lúc nào nó cũng có thể xảy ra, nhưng chúng tôi thật sự đã rất rất cố gắng”, Larsson chia sẻ.
Larsson, 27 tuổi là một trong số hơn 50 nhân viên của khu phức hợp ReTuna. Cô lớn lên tại Esk Whileuna, nhưng học nghề làm vườn ở miền Nam Thụy Điển trước khi chuyển qua công việc này.
Một thế giới mới
“Tôi yêu thích đồ cũ. Tất cả mọi thứ tôi sở hữu là đồ cũ – ngay cả những con mèo. Vì vậy khi tôi nghe nói về ReTuna, tôi đã nghỉ việc, chuyển nhà 600 km và đến mở cửa hàng này”.
Trung tâm mua sắm cũng đóng một vai trò trong tạo việc làm cho những người nhập cư Thụy Điển. Nhiều cửa hàng sử dụng chương trình quốc gia trợ cấp tiền lương cho người dân mới định cư 2 năm. Nó cũng cung cấp nhưng khóa học dựa thiết kế tái chế và đem đến 10,2 triệu Krona Thụy Điển vào năm 2017.
“Chúng tôi đã cứu vãn môi trường, chúng tôi đang sáng tạo ra việc làm và chúng tôi cung cấp sản phẩm cho những người có thu nhập thấp hoặc trung bình”, Amjad AI Chamaa, 34 tuổi đến từ Syria, là chủ một cửa hàng cung cấp và sửa chữa đồ điện tử trong trung tâm nói.
Mặc dù ReTuna là trung tâm đầu tiên buôn bán các mặt hàng cũ, nó cũng là nơi đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng về việc sử dụng và mua bán các sản phẩm mới khi họ không thật sự cần thiết, hành động này đem lại sự hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế tuần hoàn.
Trung tâm Reuse rộng 20.000 mét vuông ở Ann Arbor, Michigan, là một trong những sáng kiến lớn hơn ở Hoa Kỳ, chuyên bán lại các vật liệu gia dụng, xây dựng và làm vườn.
Tại Phần Lan, một chuỗi các cửa hàng đổ cũ khổng lồ có tên là Kierrätyskeskus được mở ra, chuyên bán các mặt hàng đồ nội thất lớn và đồ điện tử bên cạnh các mặt hàng truyền thống như sách, quần áo,… Tuy nhiên, cộng đồng vẫn đang có những tranh luận về hiệu quả lâu dài của chuỗi các cửa hàng này.
“Khi nói đến các cửa hàng đồ cũ, khả năng tìm kiếm mặt hàng của người bán rất thấp, bởi nó có thể có giá trị thấp đến mức không ai muốn đem đến một cửa hàng để bán nó cả”, Rosanna Endre nói.
Endre cho rằng cần phải nỗ lực và có những biện pháp mạnh mẽ hơn thúc đẩy các doanh nghiệp thu mua các sản phẩm có khả năng tái sử dụng hoặc có thể sửa chữa.
Nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác đang nghiên cứu giải quyết các vấn đề theo cách trực tiếp như Cradle-to-Cradle, đồng sáng lập bởi kiến trúc sư người Mỹ William McDonough và nhà hóa học người Đức Michael Braungart, là một công ty cung cấp nguồn giáo dục mở cho các nhà sản xuất tại Hoa Kỳ và châu Âu lựa chọn các loại vật liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng bền vững có giá trị liên tục.
“Mục tiêu là thiết kế ra khái niệm về chất thải và tạo ra sản phẩm tái tạo”, Thijs Maartens, một quản lý cấp cao của tổ chức cho biết. “Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu những con số cần thiết để công nhận nền kinh tế tuần hoàn từ quan điểm nhà sản xuất và viễn cảnh sản xuất. Ở thời điểm này, nó có một chút nhảy vọt của niềm tin”, Maartens nói.
Trong khi đó các dự án ReTuna đang tăng tốc, phần lớn là do người dân thích cảm giác trải nghiệm. Trung tâm thương mại Thụy Điển sắp xây dựng thêm một khu vực lưu trữ mới, giải phóng không gian hiện tại, nhằm mở rộng diện tích cho thêm nhiều cửa hàng mới. Một vài thành phố khác của quốc gia này cũng đang nghiên cứu thêm về dự án tương tự áp dụng.
“Nó hoàn toàn không giống như khi bạn đến chợ trời. Nó cho bạn cảm giác như bạn đang đến một cửa hàng yêu thích và có thể tìm được món đồ yêu quý một cách dễ dàng”, Terese Nordqvist, 40 tuổi chia sẻ. “Nó tốt cho môi trường và bạn sẽ không biết mình có thể phát hiện ra kho báu nào”.
Theo Huffting Post,
Hồng Tâm