Tại quảng trường Mynttorget nằm cạnh Tòa nhà Quốc hội Thụy Điển Riksdag ở trung tâm Stockholm từ nhiều năm trước, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đã thành lập một quầy thông tin. Ở khu vực sầm uất này, các học viên giới thiệu về môn tu luyện và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.
Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là môn tu luyện thượng thừa của Phật gia dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vừa tu dưỡng tâm tính để trở thành người tốt và tốt hơn nữa, vừa luyện 5 bài công pháp khí công và thiền định nhẹ nhàng, giúp thân thể khoẻ mạnh và đẩy lùi bệnh tật. Tất cả các bài giảng và tài liệu của Pháp Luân Công đều có thể xem hoặc tải miễn phí tại website phapluan.org.
Ngày 14/3/2020 là một ngày thứ Bảy nắng đẹp. Các học viên đã trưng bày các bảng thông tin về môn tu luyện và cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Biểu diễn các bài công pháp
Ngoài giới thiệu môn tập, các học viên cũng trình diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Công. Nhiều người cảm thấy thu hút bởi khung cảnh thanh bình và âm nhạc luyện công tường hòa, khá nhiều người đã cùng luyện các bài công pháp với các học viên.
Trong số đó có bà Ann-Sofie Alm, một Nghị sỹ Quốc hội Thụy Điển. Bà đứng cạnh các học viên và luyện bài công pháp thứ hai – Pháp Luân Trang Pháp. Bà nhắm khẽ hai mắt, các động tác chuẩn xác và rất tập trung khi luyện các bài công pháp.
Bà kể: “Hôm nay tôi đến chỗ làm, và rồi tôi nhìn thấy các bạn đang luyện các bài công pháp. Tôi rất vui khi thấy các bạn. Tôi quyết định đến đây và thể hiện sự ủng hộ của mình.”
Bà tiếp tục nói: “Cuộc bức hại này vẫn đang tiếp diễn và nó thật khủng khiếp. Tôi đã nhiều lần đưa vấn đề này lên Quốc hội. Tuy nhiên, những gì tôi có thể làm còn rất hữu hạn. Tôi ủng hộ mạnh mẽ những gì các bạn làm.”
Trước khi rời đi, bà nói sẽ tiếp tục kêu gọi các thành viên của Liên minh Châu Âu hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại tín ngưỡng tàn bạo ở Trung Quốc.
Sự ủng hộ của dân chúng
Trong nhiều năm, các học viên đã lên án cuộc bức hại tà ác* đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc khiến hàng chục triệu người bị đuổi việc, tra tấn, gia đình đổ vỡ… thậm chí là mất đi sinh mệnh.
Hai nam thanh niên đã đọc tất cả thông tin ở các bảng trưng bày. Một người nói họ đã từng du học ở Trung Quốc, một thầy giáo (cũng là học viên Pháp Luân Công) đã từng giới thiệu môn tập này cho họ. Nhưng đột nhiên thầy giáo đó biến mất và họ không bao giờ gặp lại ông nữa.
Hai thanh niên rất lo lắng và băn khoăn không biết liệu ông ấy có bị bắt và bị cầm tù hay không. Họ bày tỏ sự cảm kích đối vì các học viên đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, để nhiều người hơn nữa hiểu được những gì đang diễn ra tại Trung Quốc.
Một cặp vợ chồng trẻ đến từ Anh đã rất hào hứng khi nói chuyện với các học viên tại Quảng trường Mynttorget. Họ đã từng gặp các học viên ở Anh, và họ đã ký tên thỉnh nguyện để thể hiện sự ủng hộ của mình.
Hai người đàn ông trung niên khác đã ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo ở Trung Quốc.
Một người nói: “Chúng tôi biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện truyền thống cổ xưa. Chính quyền cộng sản Trung Quốc đang phá hủy văn hóa truyền thống. Chúng tôi cảm ơn các bạn vì đã thường xuyên tổ chức các hoạt động như thế này. Các bạn đang làm một việc thật tốt đẹp khi nói cho mọi người biết sự thật. Chúng tôi ủng hộ các bạn!”
*Từ năm 1999, Đảng cộng sản Trung Quốc phát động một cuộc đàn áp quy mô lớn với các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc với chính sách tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Trong quá trình đó, rất nhiều học viên Pháp Luân Công, vì để bảo vệ đức tin của mình mà chịu tra tấn, cực hình, thậm chí là mất đi sinh mệnh. Từ năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng với học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc lần đầu tiên bị đưa ra ánh sáng. Kể từ đó cho đến nay, các học viên và nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới liên tục phơi bày tội ác này. Tháng 3/2020, một tòa án độc lập ở Anh đã ra phán quyết: Chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống.
Theo Minh Huệ
Ngọc Mai (biên tập)
Video xem thêm: Cộng đồng quốc tế lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc