Đã bao giờ bạn ngồi suy nghĩ một cách nghiêm túc để hiểu về bản thân mình? Bạn đang là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Đâu là điều bạn muốn đạt được trong cuộc đời? Những gì bạn thật sự có khả năng làm tốt? Đâu là những trở ngại của bạn?

Điều khó khăn ở hầu hết mọi người là biết chính xác “Mình Muốn Gì?”.

Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm thế này: Ông chia một nhóm chuột bạch thành hai nhóm A và B, nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời lại nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng trí lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi.

Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm chuột này làm một trắc nghiệm kiểu vượt qua mê cung và phát hiện nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B, chúng có thể ra khỏi mê cung tìm được thức ăn đầu tiên.

Ông nghĩ, hiệu ứng này có thể xảy ra ở con người không? Thế là ông lại đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên học sinh trong bảng danh sách, sau đó ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh.

Ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh. (Ảnh minh hoạ: Aodaianh)

Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp.

Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là “tự kỷ ám thị”. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Tuy nhiên, nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.

Tự kỷ ám thị tác động đến con người như thế nào?

Trí óc chúng ta rất “buồn cười”, những thành kiến yếu đuối luôn được định hình bằng những kinh nghiệm, sự kiện và trí nhớ. Qua thời gian, những định kiến đó sẽ làm cho chúng ta hình thành những kết luận không chính xác, từ đó tác động đến cách chúng ta nghĩ, những gì chúng ta tin và những quyết định chúng ta thực hiện.

Trí óc chúng ta rất “buồn cười”, những thành kiến yếu đuối luôn được định hình bằng những kinh nghiệm, sự kiện và trí nhớ (Ảnh minh hoạ: Baomoi)

Như vậy, những lời nói, hình ảnh, suy nghĩ, bất kể là tiêu cực hay tích cực, được lặp lại nhiều lần đến một lúc nào đó sẽ in sâu vào tiềm thức của con người. Đó là cách tự ám thị dù có chủ đích hay không có chủ đích.

Nhà tâm lý học Carol Dweck nhận định: “Nhân sinh quan tác động lên cách sống của bạn. Nó sẽ định hình người bạn muốn trở thành và những giá trị bạn đem lại”.

Trên thực tế, bộ não không thể phân biệt được sự khác nhau giữa thực và ảo. Vì thế, hình dung bức tranh thành công tương lai là cách tuyệt vời để cung cấp nguồn động lực mạnh mẽ cho não bộ.

Cũng như vậy, nếu chúng ta tự ám thị mình là người tự tin, sáng tạo hoặc thành công thì chúng ta sẽ hành động giống như những người tự tin, sáng tạo hay thành công.

Tự kỷ ám thị liệu có thể “biến giả thành thật”?

Nhiều nhân vật thành công hàng đầu thế giới cũng khẳng định sức mạnh của tự kỷ ám thị. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bạn hình dung một hành động thì một phần tương tự của não bộ cũng phản ứng giống như khi bạn hành động thực sự.

Tự kỷ ám thị liệu có thể “biến giả thành thật”? (Ảnh: Jessicamcgregorjohnson)

Tiger Wood, nhà vô địch đánh golf Mỹ kể lại: suốt thời gian bị bắt và bị cầm tù trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, ông ta luôn tưởng tượng trong tâm trí mình sẽ là nhà vô địch đánh golf với những cú đánh hoàn hảo nhất. Khi ra tù và trở về nước, ông ta đã hiện thực hóa được những điều tưởng tượng của mình, trở thành nhà vô địch.

Tim Daggert và Peter Vidmar, hai vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ đã đạt được huân chương vàng trong Thế vận hội Olympic cũng nhờ trong suốt quá trình luyện tập họ luôn tự ám thị mình sẽ là những nhà vô địch với những động tác đẹp nhất, chính xác nhất.

Nhiều nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, “diễn tập” bằng tinh thần đã thực sự giúp chúng ta nhận thức được những khó khăn, thách thức cần đối mặt cũng như những giải pháp hữu hiệu để đạt được thành công mà bản thân kỳ vọng.

Tiger Wood, nhà vô địch đánh golf Mỹ chính là người đã sử dụng nhuần nhuyễn sức mạnh của ‘tự kỷ ám thị’ (Ảnh: CNN)

Thực tế, việc thay đổi niềm tin và nhận thức được định hình trong nhiều năm không hề dễ dàng nhưng chúng không phải là bẩm sinh và bất biến. Chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những suy nghĩ về thiếu sót của bản thân và tạo ra những điều tích cực trong tâm trí mình. Vấn đề quan trọng nhất nằm ở chỗ chúng ta phải hành động và tìm kiếm giải pháp để thay đổi cách nghĩ.

Bởi vì, khi chúng ta thay đổi tư duy, chúng ta thay đổi hành vi, từ đó dẫn đến thay đổi cách chúng ta làm việc và sống. Vậy nên, nếu lựa chọn cách sử dụng ý thức để khắc sâu vào não bộ những suy nghĩ lạc quan, cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực.

Bạn đang đọc bài viết: “Sức mạnh của tự kỷ ám thị: Biến không thành có, nhiều người thành công đang áp dụng mỗi ngày” tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||7d970cce1__