Tỷ phú Elon Musk muốn biến việc cấy ghép AI vào não bộ an toàn và phổ biến như phẫu thuật mắt bằng laser. Nhưng liệu điều đó có thực sự là ý tưởng hay?

Khoảng một tháng trước, tỷ phú Elon Musk – CEO của hãng ô tô Tesla và hãng du hành vũ trụ SpaceX – đã giới thiệu cho một toán các kỹ sư và người tiêu dùng tò mò một ý tưởng mang dáng dấp khoa học viễn tưởng của một công ty mới thành lập. Đó Neuralink, một công ty chuyên về khoa học thần kinh, theo Observer. Ý tưởng này là:

Tạo ra một “con chip não bộ” có thể kết nối trí thông minh sinh học với trí thông minh máy tính.

Theo mô tả của Musk, con chip này sẽ được cài vào trong não người bằng cách khoan một lỗ hai milimet trên hộp sọ. 

“Giao diện với chip là không dây, vì vậy hãy yên tâm vì sẽ không có dây nào thò ra khỏi đầu bạn”, Musk chấn an.

Nhà khoa học: Dự án cấy chip AI vào bộ não của tỷ phú Elon Musk là “sự tự sát đối với trí óc con người"
Elon Musk miêu tả về Neuralink (ảnh: caak.mn)

Musk lập luận các thiết bị như vậy sẽ giúp con người đối phó với cái gọi là ngày tận thế AI , một viễn cảnh trong đó trí thông minh nhân tạo vượt xa trí thông minh của con người, đến mức chiếm quyền kiểm soát hành tinh khỏi tay loài người. “Ngay cả trong một kịch bản AI lành tính , chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau”, ông Musk cảnh báo. “Nhưng với một khớp kết nối máy tính – não bộ, chúng ta thực sự có thể đuổi kịp và không bị bỏ lại phía sau. Chúng ta có thể lựa chọn hợp nhất với AI. Điều này cực kỳ quan trọng”.

Tuy nhiên, một số thành viên trong cộng đồng khoa học cảnh báo một thiết bị như vậy có thể dẫn đến sự tự hủy diệt của con người trước khi “ngày tận thế AI” thật sự đến, nếu tồn tại.

Trong mục bình luận trên tờ Thời báo Tài chính , nhà tâm lý học nhận thức và triết học Susan Schneider cho rằng việc hợp nhất não người với AI có thể được ví như “sự tự sát đối với trí óc con người”. 

Nhà khoa học: Dự án cấy chip AI vào bộ não của tỷ phú Elon Musk là “sự tự sát đối với trí óc con người"
Ảnh: Youtube

“Các rào cản triết học cũng khó không kém các rào cản kỹ thuật”, Schneider viết. Bà cũng là giáo sư đặc biệt tại Thư viện Quốc hội, kiêm giám đốc Tổ chức AI, Tâm trí và Xã hội tại Đại học Connecticut (Mỹ).

Nhà khoa học: Dự án cấy chip AI vào bộ não của tỷ phú Elon Musk là “sự tự sát đối với trí óc con người"
Susan Schneider (ảnh: website cá nhân)

Để minh họa điểm này, bà đã đưa ra một kịch bản giả thuyết lấy cảm hứng từ nhà viết truyện khoa học viễn tưởng người Úc Greg Egan: Hãy tưởng tượng ngay lúc bạn được sinh ra, một thiết bị AI gọi là “ngọc trang sức” được cấy vào não bạn. Nó sẽ liên tục theo dõi hoạt động của não để học cách bắt chước suy nghĩ cũng như hành vi. Khi bạn trưởng thành, thiết bị này đã “sao lưu (back up)” choàn hảo dữ liệu bộ não của bạn, nó có thể suy nghĩ và hành xử giống hệt bạn. Sau đó, bộ não ban đầu của bạn bị phẫu thuật lấy ra, và “viên ngọc trang sức” sẽ trở thành bộ não mới của bạn.

Vậy tại thời điểm này, đâu mới là bạn thật sự – bộ não sinh học của bạn hay “viên ngọc trang sức” nhân tạo kia?

“Không có lý do nào để cho rằng ý thức của bạn sẽ chuyển giao một cách kỳ diệu đến viên ngọc trang sức tại thời điểm bộ não của bạn bị phá hủy, nên nhiều khả năng tại thời điểm bạn quyết định loại bỏ bộ não [ra khỏi hộp sọ], bạn đã vô tình tự sát”, GS Schneider lập luận.

“Điều này cho thấy sự hợp nhất giữa người với AI là điều không tưởng, nhất là khi điều đó tương đương với việc thay thế hoàn toàn bộ não bằng các linh kiện AI”, cô tiếp tục.

Nhà khoa học: Dự án cấy chip AI vào bộ não của tỷ phú Elon Musk là “sự tự sát đối với trí óc con người"
Ảnh: teslarati

Nói một cách công bằng, nền công nghệ hiện nay còn lâu mới đạt tới trình độ trong đó toàn bộ bộ não của bạn có thể được “sao lưu” trong một con chip. Những gì Musk đề xuất hiện nay, là sử dụng thiết bị của Neuralink để điều trị các chứng bệnh thần kinh, chẳng hạn như chứng mất trí và rối loạn chuyển động. Tuy nhiên, việc áp dụng thiết bị trên thực tiễn rốt cục sẽ phải dựa trên sự chấp thuận và đánh giá của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA .

“Những cải tiến phụ thuộc vào AI vẫn có thể được dùng để hỗ trợ hoạt động thần kinh”, bà Schneider thừa nhận. “Nhưng nếu chúng tiến xa đến mức thay thế mô thần kinh hoạt động bình thường, thì đến một lúc nào đó chúng có thể kết liễu cuộc đời một cá nhân”.

Và một khi công nghệ đủ tiên tiến để chúng ta có thể lựa chọn chúng ta muốn hợp nhất bao nhiêu phần trăm bộ não với AI, sẽ khó có thể vẽ một vạch phân cách để chỉ rõ mức độ bao nhiêu là quá nhiều. “Là 15%? Hay 75% bộ não sẽ bị thay thế? Bất kỳ phương án nào cũng có vẻ độc đoán và ngẫu nhiên”, bà Schneider viết.

“Nhưng nếu chúng tiến xa đến mức thay thế mô thần kinh hoạt động bình thường, thì đến một lúc nào đó chúng có thể kết liễu cuộc đời một cá nhân” 

-Nhà tâm lý học nhận thức Susan Schneider

videoinfo__video3.dkn.tv||c2160912a__