Nữ giới thường hay lo nghĩ nhiều ưu phiền lắm, tâm cảnh không tốt, kinh nguyệt không đều đặc biệt là thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh. Vì vậy, một là cần quan tâm nhiều hơn, bảo vệ nâng niu trân trọng nữ giới, làm cho họ hạnh phúc vui vẻ. Hai là tự bản thân mình cần giữ thanh tĩnh, không nên lo trước nghĩ sau và biết ăn uống điều độ.

Bệnh lý kinh nguyệt dưỡng sinh quan trọng tại dưỡng Tâm

Phụ nữ lấy Can làm căn bản, Can tàng huyết, Tâm dưỡng huyết. Kinh nguyệt không điều hòa quan hệ mật thiết nhất với Tâm Can. Nhân tố tinh thần, tâm thái mất cân bằng, lo nghĩ nóng giận, là nguyên nhân chủ yếu tạo thành kinh nguyệt không điều hòa, nguyên do dưỡng sinh quan trọng tại dưỡng Tâm. Dưỡng Tâm ở đây là chỉ tâm thần nghĩa rộng, cũng chính là chủ yếu tại dưỡng sinh tâm lý.

Dưỡng sinh tâm lý phương sách chủ yếu là tiết chế nóng giận, tránh lo nghĩ và phòng ngừa kinh sợ. Tức giận thì tổn thương Can, tình chí không thoải mái, khí huyết nghịch loạn. Do đó tiết chế nóng giận là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của dưỡng Tâm trong bệnh về kinh nguyệt.

Khí huyết không đầy đủ, vận hành không thông tạo thành tâm thần bất an, dễ sinh sợ hãi, đây là nguyên nhân tạo thành kinh nguyệt không điều hòa, do đó điều kinh tất phải phòng kinh sợ. Phòng kinh sợ một là tránh hai cần điều chỉnh, cố gắng tránh sợ hãi, sau khi bị sợ hãi thì cần tức tốc điều chỉnh, kịp thời quay trở lại trạng thái bình thường.

Tâm lý thư thái giúp nữ giới khỏe mạnh hơn. (Ảnh: iucn.org)

Bệnh về đới hạ (khí hư) dưỡng sinh chú trọng tiết thực (điều tiết ẩm thực)

Bệnh đới hạ chỉ khí hư tăng nhiều, thường gặp 2 loại: một loại là thấp nhiệt hạ chú, khí hư vàng dính có mùi, có thể kèm theo ngứa khó chịu. Hai là Tỳ Vị hư nhược, khí hư trong loãng không mùi, có thể kèm theo mệt mỏi. Hai loại nguyên nhân tạo thành bệnh đều có liên quan đến ăn uống không tiết chế. Ăn nhiều cay béo ngọt, cao lương mỹ vị ngấy béo tạo thành thấp nhiệt hạ chú; ăn uống vô độ, ăn nhiều đồ sống lạnh tạo thành Tỳ Vị hư nhược. Do đó, bệnh đới hạ dưỡng sinh quan trọng tại tiết thực.

Tiết thực cần tuân thủ 3 nguyên tắc: kiêng khem, định lượng, thanh đạm.

Kiêng khem: Kiêng thực phẩm cay béo ngọt, rán quay nướng dễ sản sinh thấp nhiệt hạ chú. Thực phẩm có lợi cho việc phòng và điều trị bệnh đới hạ có Ý dĩ, Sơn dược, Phục linh, Biển đậu, Liên nhục, Khiếm thực, Ngân hạnh, Xích tiểu đậu.

Định lượng: Ăn uống vô độ tổn thương tỳ vị, cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo thành bệnh đới hạ. Cần nhấn mạnh tạo thói quen tốt ăn uống định giờ định lượng, đặc biệt bữa tối không được quá no, ăn đêm cũng thuộc về thói quen ăn uống không lành mạnh, cần cố gắng tránh.

Ăn uống có điều độ đúng thời gian. (Ảnh: The Huffington Post México)

Thanh đạm: Ăn uống thanh đạm không phải chỉ ăn chay, ăn chay thường hay có thể tạo thành dinh dưỡng mất cân bằng mà sản sinh các loại bệnh tật trong đó có bệnh đới hạ. Ăn lượng thịt thích hợp là cần thiết để duy trì cân bằng trong ẩm thực. Ăn uống thanh đạm là chỉ ẩm thực dinh dưỡng cân bằng, thể loại dạng phong phú, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, như thịt nạc, các sản phẩm từ sữa, đậu nành, rau lá xanh…

Giới thiệu 2 thực đơn phòng trị bệnh đới hạ

1. Chứng thấp nhiệt hạ chú

Cháo xích đậu: Xích tiểu đậu 100g, Ý dĩ 100g, rửa sạch, Sơn dược bỏ vỏ xắt khúc nấu cháo, thêm mật ong hoặc muối ăn gia giảm rồi dùng.

2. Chứng Tỳ Vị hư nhược

Bánh bao nhân Hoài sơn (củ mài): Bột Hoài Sơn, bột Phục linh mỗi loại 150g, bột mì 350g, trộn men, Biển đậu 500g rửa sạch trần qua nước cho thêm lượng thức hợp thịt băm làm nhân, nặn thành bánh bao.

Bánh bao cho Tỳ Vị hư nhược. (Ảnh: muabannhanh.com)

Nữ giới dưỡng sinh “5 không”

Đối với nữ giới giai đoạn sau độ tuổi 35 mà nói, đa số là vợ, là mẹ. Họ so với giai đoạn là con gái trong gia đình tuyệt nhiên đã khác rồi, cần nội trợ làm việc nhà, càng quan trọng hơn là ngày trước ăn cơm nhà nấu, giờ thì phải nấu cơm cho cả nhà.

Do đó bất kể từ góc độ bản thân hay là góc độ toàn gia đình mà nhìn nhận, quan niệm của họ trên phương diện ẩm thực đối với sức khỏe của cả gia đình là cực kỳ quan trọng. Mà do cuộc sống mài giũa tôi luyện họ, họ lại không giống như khi làm con gái trong gia đình đối với ăn uống là rất kén chọn, vô hình chung đã lơ là một số chi tiết sức khỏe.

Trong Luận ngữ Hương đảng (Khổng Tử) có một đoạn rất nổi tiếng về ăn uống và sức khỏe, mọi người cũng gọi cái đó là “10 không ăn”: Tức là nói phàm là cơm do để lâu, mùi vị biến đổi, cá nát rồi, thịt thối rồi, không nên ăn. Màu sắc hỏng rồi không ăn, mùi vị thối rồi không ăn. Nấu không chín quá sống, hoặc quá chín quá nát đều không nên ăn. Không phải đúng giờ cơm không ăn, không theo phương pháp chính quy xắt thái thịt không ăn. Cho vào gia vị không thích hợp không ăn. Thịt không nên ăn quá nhiều, không nên nhiều hơn ăn rau ăn cơm. Về việc uống rượu, mặc dù không có hạn chế chính xác rõ ràng, nhưng cũng không nên uống say, sau khi uống rượu không được gây rối, không gây chuyện làm nguyên tắc. Rượu và thịt khô mua ở đường ở chợ là không sạch, do đó không nên ăn. Gừng cần chia nhỏ ăn ít ăn làm nhiều lần.

Cơm để lâu không nên ăn. (Ảnh: o2.pl)

1. Thức ăn thừa không ăn cố

Rất nhiều những phụ nữ trong giai đoạn tuổi này đã phát tướng, khi gia đình ăn cơm thường xuyên thừa một chút cơm và thức ăn, bỏ đi thì tiếc, cất đi thì không bõ, thôi thì ăn cố 2 miếng, ăn hết cho rồi. Còn có một số thức ăn rất đắt, kể cả có chút hỏng rồi, chỉ cần vấn đề không lớn lắm, cũng ăn luôn. Điều này đối với nữ giới mà nói là thói quen rất không tốt.

Đói no nhàn khổ trong Đông y mà giảng là cơ chế nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới bệnh, chúng ta ăn cơm khi ăn đến no 10 phần vốn đã tạo gánh nặng cho tỳ vị rồi, lại còn lối nghĩ ăn cố thêm 2 miếng này là tuyệt đối không được phép, đặc biệt là về lâu dài, có thể làm đồ ăn thức uống tích tụ, tạo thành gánh nặng cho các Tạng phủ.

Nữ giới sau 35 tuổi phát tướng, một nguyên nhân rất quan trọng chính là ăn cơm thừa, đây không phải là nói chuyện giật gân, các bạn nữ giới dùng tiền để giảm béo để khám bệnh so với một chút tiền vứt cơm thừa thức ăn thừa là nhiều hơn rất nhiều. Đương nhiên, phương pháp tốt nhất vẫn là là đủ vừa đến độ, vừa không lãng phí, lại có lợi đối với sức khỏe.

Thức ăn thừa không ăn cố. (Ảnh: Scoopon)

2. Không phải mùa không ăn

Trong Sử ký Trung Quốc, Thái sử Công Tự Tự nói: “Vạn vật mùa xuân sinh sôi nảy nở, mùa hạ tăng trưởng, trưởng thành, mùa thu thu hoạch, thu liễm, mùa đông cất giữ, ẩn chứa, đây là nghĩa lý của Thiên Đạo. Không thuận theo thì không lấy gì làm kỷ cương (dường mối) của thiên hạ.”

Đây là nói vạn sự vạn vật đều có tính quy luật, phải sinh tự nhiên, phải chín tự nhiên, đây chính là thiên đạo, là căn cứ của biến hóa tự nhiên. Nhưng kỹ thuật của chúng ta hôm nay phát triển như thế, mùa đông cũng có dâu tây to đùng, gần to bằng quả táo apple rồi; quanh năm suốt tháng đều có thể có cà chua và rau xanh để ăn.

Đặc biệt là có gia đình có trẻ em, toàn hay mua một số hoa quả trái mùa trẻ em thích ăn. Ăn những thứ phi tự nhiên mà sinh thành này, tính nguy hại là quá lớn. Thực phẩm từ lớn lên cho đến lúc chín không qua ánh sáng mặt trời chiếu xạ kia, phải dùng bao nhiêu hóa chất kích thích chúng lớn? Chúng ta ăn chỉ là một hình thức, chúng không chỉ không có vị tươi ngon của thực phẩm theo mùa, mà càng không có giá trị dinh dưỡng của chúng. Trẻ em ăn vào dễ dậy thì sớm, người lớn ăn khiến chức năng cơ thể dễ bị rối loạn.

Trái cây không đúng mùa không nên ăn. (Ảnh: NaturalSwiss)

Chính giống người già trước đây nói, trứng không nhìn thấy mặt trời thì không nên ăn, chính là bởi vì chúng chưa hề qua quá trình âm dương dung hợp, chưa gặp được dương khí, không phải là thực phẩm tốt mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Do đó nếu có thể cố gắng không nên ăn những thứ mà nhìn có vẻ đẹp, lại không có vị cũng không có dinh dưỡng này.

3. Không sạch không ăn

Không sạch không ăn bao hàm nội dung của 2 phương diện. Trước tiên là những đồ không sạch sẽ không được ăn, tiếp nữa là mặc dù dùng nước bột rửa rửa qua, nước rửa bột còn dính lại cũng không được ăn.

Hiện nay chúng ta đều dùng một số đồ tương tự như nước rửa chén để rửa thực phẩm bát đĩa, một là sạch sẽ, hai là tiện lợi. Không còn dính dầu mỡ, cũng không cần rửa đi rửa lại, nhưng Nhật Bản có một câu, gọi là “chất độc qua da”, không biết bạn đã từng nghe qua chưa. Tức là nói rất nhiều chất hóa học, đều có thể thông qua da, thông qua mũi miệng… thẩm thấu vào trong thân thể chúng ta. Thực ra dùng 1 lần 2 lần có thể không có gì, nhưng mà nếu một đứa trẻ từ lúc sinh ra đã bắt đầu ăn thực phẩm dùng nước rửa chén rửa, xoong nồi bát đĩa rửa bằng nước rửa chén, vậy thì cả 1 đời sẽ bị bao nhiêu độc tố loại này xâm nhiễm vào trong cơ thể?

Dự phòng phương pháp sinh hoạt không khỏe mạnh này một là lựa chọn nước rửa nguồn gốc thực vật, tương đối tự nhiên, độc hại ít; hai là không nên mỗi lần rửa đều dùng, nếu mà bát đũa không có bao nhiêu dầu mỡ thì dùng nước sạch cọ rửa, cũng sạch không kém; ba là rửa nhiều, đừng sợ phiền hà, sợ phiền hà thì sẽ thiệt hại nhiều.

Rửa bát bằng nước rửa hóa chất nên bảo vệ da tay và cần rửa kỹ. (Ảnh: myphamhana.vn)

4. Phụ gia nhiều không ăn

Khi chúng ta đang đi siêu thị mua thực phẩm, cố gắng không mua những đồ chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia, mặc dù những đồ này đối với cơ thể mà nói về cơ bản là an toàn, nhưng đa phần vẫn là chất hóa học tổng hợp thành, đối với sức khỏe có hại không ích lợi gì.

Khi chúng ta chọn thực phẩm, thực ra chỉ cần tuân thủ quy luật nguyên thủy sơ khai nhất (chưa qua chế biến). Người hiện nay phá vỡ quy luật của tự nhiên quá nhiều, bệnh tật cũng theo đó mà không ngừng biến đổi, nơi nào phá Đạo trời nơi ấy ắt có ác tật.

5. Quá lượng không ăn

Phía trên khi để cập đến không ăn cố thức ăn thừa đã nói qua vấn đề ăn không được quá lượng, ăn không quá lượng cũng bao gồm 2 phương diện, một là không được ăn quá nhiều, hai là thực phẩm cùng một loại mùi vị không được ăn quá nhiều.

Không ăn quá nhiều cho cùng một thực phẩm. (Ảnh: ponila.com)

Có người ăn nhiều hoàn toàn là không ý thức, ví như buổi tối xem TV, vừa xem vừa ăn, TV xem xong rồi mới phát hiện cả khay hoa quả đều đã ăn hết rồi. Người thích ăn vặt hoặc có tình trạng tương tự, đừng ngại khi mua đồ, lựa chọn những đồ đóng làm gói nhỏ một, khi ăn cũng đừng bưng cả gói to ra ăn, mà để đồ ăn ra xa một chút, mỗi lần lấy một chút.

Người yêu thích thiên về một loại mùi vị mặc dù tính về tổng lượng thức ăn đã ăn là không nhiều, nhưng trong đó một loại vật chất lại đã quá thừa. Ví dụ thích ăn ngọt, bạn có thể cảm thấy mỗi ngày mới ăn no 7 phần 10, thế nhưng vẫn có rất nhiều triệu chứng không khỏe mạnh xuất hiện. Lại lấy ví dụ có một số người thích ăn mặn, nếu tính là mỗi ngày chỉ ăn no 5 phần 10, nhưng lượng muối nạp vào đều đã đủ để gây nguy hại cho sức khỏe rồi. Do đó nói, lượng ăn cần có hạn, mùi vị cũng cần có hạn.

Quan trong trong dưỡng sinh khi mang bầu là phòng mệt mỏi

Khi bầu bí chủ yếu có 3 bệnh chứng, một là nôn, hai là phù thũng, ba là sảy thai. 3 loại bệnh chứng đều có liên quan đến mệt mỏi, do đó khi mang bầu dưỡng sinh quan trọng là phòng mệt mỏi.

Phòng lao – phòng mệt mỏi chia làm 2 phương diện lao tâm, lao lực. Lao tâm chỉ gánh nặng tư tưởng, hay lo nghĩ ưu phiền nhiều, một là sợ thai dị thường, hai là sợ khi đẻ thống khổ, cả ngày ưu sầu, tinh thần ức uất. Người lao tâm cần hoạt động ngoài trời thích hợp, như tản bộ ngắm cảnh, cầm kỳ thư họa, bồi dưỡng hun đúc tính tình, phân tán chú ý, lạc quan nhân sinh, cũng có thể xem kịch nghe nhạc, một là thả lỏng tâm lý, hai là thực thi thai giáo (những lời dạy về chăm sóc thai nhi), nhất cử lưỡng đắc (một việc được cả đôi đường).

Phòng mệt mỏi chính là dưỡng sinh cho bà bầu. (Ảnh: mamaaja.cz)

Nhưng cần tránh tình tiết kích thích kinh hiểm, tiết tấu cường liệt, đề phòng gia tăng căng thẳng, lao tâm. Người lao lực chỉ hoạt động quá độ. Thường 5 đầu khi mang bầu nhấn mạnh lấy tĩnh làm chủ yếu, có thể động nhẹ, không thể không động, lựa chọn phương thức đi bộ trong phòng, tập động tác trên giường, đi dạo trên lan can… đạt đến mục đích vận động nhẹ phòng mệt mỏi. 5 tháng cuối mang bầu có thể gia tăng lượng vận động thích đáng, tập thái cực quyền, chạy chậm… nhưng cấm kỵ quá sức quá độ.

Phòng lao còn có thế có nhiều biện pháp hỗ trợ: Vỏ quýt sắc uống thay nước, phòng ngừa nôn nghén; Râu ngô nấu uống thay nước, phòng ngừa phù thũng do mang bầu; Tiên hạc thảo, Ích mẫu thảo, Sinh hoàng kỳ, Cẩu kỷ tử, Sinh đỗ trọng, Bạch biển đậu sắc uống phòng trị sảy thai. Châm Túc Tam Lý, kích thích xoa bóp nhẹ nhàng cũng có tác dụng hỗ trợ phòng lao.

Tiền mãn kinh dưỡng sinh trọng tại ức chế nôn nóng

Phép tắc điều dưỡng

  • Bảo trì Tâm lý ổn định, lạc quan.
  • Đời sống sinh hoạt vợ chồng quy luật, chính thường.
  • Tích cực tham gia hoạt động thể dục.
  • Sắp xếp ăn uống hợp lý.

Cần khống chế thích đáng lượng thức ăn ăn vào, ăn ít thực phẩm quá ngọt và chứa nhiều chất béo, để phòng béo phì. Đồng thời, nên ăn nhiều thực phẩm cao đạm, như cá, thịt nạc, chế phẩm từ đậu nành, lạc, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa bò, cá nhỏ, tôm, cua và các loại trứng, để tăng cường lượng canxi cho cơ thể phòng ngừa xuất hiện chứng loãng xương. Ăn nhiều rau củ và hoa quả chứa chất xơ cao, như chuối tiêu, lê, rau cần tây, rau hẹ, cải thảo, để xúc tiến nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.

Phụ nữ tiền mãn kinh nên tích cực tham gia thể dục. (Ảnh: baokhikhang.vn)

Phương thuốc điều trị

Phụ nữ tiền mãn kinh dễ xuất hiện triệu chứng rêu mỏng vàng, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác, bốc hỏa, sườn đầy tức, đau đầu chóng mặt, nóng nảy dễ cáu… Do đó, trị liệu cần thanh Can tả hỏa, thanh phiền ức táo, phương lấy Đan chi tiêu dao tán gia giảm. Đồng thời vận dụng thành quả nghiên cứu của y học hiện đại, tăng cường điều chỉnh trung khu vỏ đại não là Thạch xương bồ, Uất kim và điều chỉnh chức năng nội tiết là Xà sàng tử, Nữ trinh tử, Xuyên đoạn… để tăng cường hiệu quả điều trị.

Liệu pháp thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hợp hoan trà: Hợp hoan hoa, bạch cúc hoa mỗi loại 30g, trà xanh 1 nhúm, nước sôi hãm, uống thay trà. Có thể thư Can giải uất, điều chỉnh tâm lý, có thể sử dụng lâu dài.

Cháo câu kỷ cúc hoa: Câu kỷ tử 20g, bạch cúc hoa 20g, gạo tẻ 50g, đường trắng một chút, nấu lẫn thành cháo, có thể bổ thận thanh Can, có thể ăn thường xuyên.

Cháo Địa hoàng Táo nhân: Toan táo nhân 30g, Sinh địa hoàng 30g, gạo 100g, nấu lẫn thành cháo. Thích hợp dùng cho chứng ngũ  tâm phiền nhiệt, mặt nóng bừng ra mồ hôi, ù tai, thắt lưng mỏi, phiền muộn dễ cáu, miệng đắng tiểu vàng, mơ nhiều, đại tiện táo…

Theo Sohu

Liên Hoa