Trong văn hóa y học cổ truyền Trung Hoa, ngũ tạng là để chỉ năm cơ quan nội tạng trong cơ thể con người bao gồm tâm (tim), can (tạng gan), tỳ (lách), phế (phổi), thận, chức năng sinh lý chủ yếu của ngũ tạng là sinh hóa và lưu trữ tinh, khí, huyết, tân dịch (nước bọt) và thần, cổ xưa còn được gọi là ngũ thần tạng. Bởi tinh, khí, thần là gốc rễ căn bản cho sự hoạt động của thể sinh mệnh con người, do đó ngũ tạng có tác dụng quan trọng trong cơ thể của sinh mệnh.
Tục ngữ nói: “Bệnh lai như sơn đảo” nghĩa là bệnh đến giống như núi sập, khi ngũ tạng có vấn đề, chúng sẽ phát ra những tín hiệu cầu cứu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn về việc khi ngũ tạng xuất hiện vấn đề, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện triệu chứng gì, những triệu chứng đó chúng ta có thể trực tiếp phân biệt như thế nào?
I . Tim
Tim, trong ngũ hành thuộc hỏa, là thuộc về dương trong tạng dương, chủ yếu ảnh hưởng tới mạch máu, lưu giữ thần trí, là cơ quan quan trọng chủ yếu lớn nhất trong ngũ tạng, là cơ quan ảnh hưởng lớn tới sinh mệnh. Khi tim có vấn đề, nó sẽ phát ra những “ tín hiệu” sau đây:
- Vừa vận động liền có hiện tượng hồi hộp, hụt hơi: Thường xuyên cảm thấy hoảng hốt, tức ngực, đi lên cầu thang, hay làm các việc cần thể lực nhẹ nhàng liền bị hụt hơi, nhịp tim đập nhanh hơn. Những triệu chứng này trước đây có thể không rõ ràng, thời gian gần đây càng nghiêm trọng hơn, chính là biểu hiện tim đang có vấn đề.
- Đau tay trái, đau răng: Khi tim bị đau kịch liệt thường xuất hiện những cơn đau ở ngực, liên tục mấy phút đồng hồ thậm chí là mười mấy phút đồng hồ, thường lan tới cả cẳng tay trái, ngón tay trái hoặc cánh tay trái, thậm chí còn liên quan tới cả cổ họng, cổ và răng. Mọi người thường cho rằng sẽ xuất hiện các cơn đau ở vai trái và lưng, thực ra là ít thấy.
- Kê gối cao mới có thể ngủ ngon: Khi ngủ, nằm xuống như bình thường cảm thấy tức ngực, cần kê gối cao lên, hoặc dựa vào đâu đó mới có thể ngủ được, là chứng minh chức năng của tim đang kém đi.
II. Tạng gan
Tạng gan nằm ở vùng bụng, dưới cơ hoành, dưới sườn bên phải. Cùng với mật, mắt, gân, móng… cấu thành nên hệ thống tạng gan. Các bệnh về tạng gan được mệnh danh là “ sát thủ vô hình lớn nhất” của cơ thể, đó là bởi vì thời kỳ đầu khi bị mắc bệnh không hề có bất cứ triệu chứng biểu hiện rõ rệt nào. Nhưng khi tạng gan có vấn đề, nó sẽ phát ra những “tín hiệu” dưới đây:
- Chất lượng giấc ngủ buổi đêm cũng không tốt, khó ngủ trở mình qua trở mình lại; sau khi tỉnh giấc thấy khô miệng, đắng miệng, miệng hôi, khi đánh răng bị chảy máu chân răng. Đi bộ một vài bước đã cảm thấy mỏi chân, cảm thấy toàn thân càng ngày càng mệt mỏi, tay chân cũng ngày càng không có sức lực.
- Những người tạng gan không khỏe, chân sẽ thường hay bị chẹo, sau khi bị chẹo lại khó khỏi; không cẩn thận để bị thương; vết thương cũng không dễ để liền lại.
- Những bạn thích uống rượu, tửu lượng bỗng nhiên giảm xuống. Hoặc những người mắc các bệnh về da liễu điều trị không khỏi, tái phát đi tái phát lại nhiều lần, đều nên chú ý tới tạng gan.
- Nhìn thấy các đồ dầu mỡ thì cảm thấy buồn nôn: Tạng gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, khi nó xuất hiện vấn đề, phần lớn thường biểu hiện về mặt “ăn uống”, ví dụ chán ăn, không muốn ăn, nhìn thấy hoặc ngửi thấy các đồ ăn có nhiều dầu mỡ liền cảm thấy buồn nôn và nôn, dạ dày trướng khó chịu ghê gớm, có thể là đã bị viêm tạng gan; nếu sau khi ăn đồ ăn có chứa dầu mỡ bị đau ở bên phải vùng bụng (men theo bên dưới sườn bên phải), và lan đến vai hoặc lưng, thì rất có thể là bị nang túi mật ( viêm túi mật, sỏi mật..)
- Mặt vàng, ngứa ngoài da: Khi tạng gan bị bệnh, chức năng bài tiết dịch mật cũng theo đó bị gây cản trở, làm cho bilirubin trong máu tăng cao, làm sắc da các bộ phận cơ thể bị thay đổi, ví dụ mặt vàng, mắt vàng, da vàng, nước tiểu màu vàng. Bởi muối mật trong dịch mật kích ứng vào các đầu dây thần kinh cảm giác của da, nên xuất hiện tình trạng ngứa.
- Trên bề mặt lòng bàn tay thấy gan bàn tay và các ngón tay xung huyết mẩn đỏ, giống như bôi một lớp son lên đó, đây rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan. Còn có một loại là “u mạch máu hình sao (u mạch máu hình nhện), có màu đỏ tươi, hình dạng giống như là mạng nhện, thường xuất hiện ở mặt, cổ, mu bàn tay, cánh tay, trước ngực và vai.
III. Lách
Lách nằm ở phần trên của khoang bụng, dưới cơ hoành, liên kết với dạ dày bởi lớp màng, cùng với dạ dày, môi, miệng… cấu thành hệ thống lách. Chủ yếu có chức năng vận động, chuyển hóa, quản lý hệ thống máu, vận chuyển phân bổ nước và thức ăn tinh chế, là nguồn gốc sinh ra khí huyết, xương cốt tạng phủ của cơ thể đều dựa vào lách để được bồi dưỡng, là cốt lõi bổ sung cho sau này. Khi lách gặp vấn đề, nó sẽ phát ra những “ tín hiệu” sau đây:
1.Bên bả vai phải thường cảm thấy đau, hoặc hai bên huyệt thái dương có hiện tượng đau, mặc dù đã đi chữa nhiều nơi. Uống thuốc vào vẫn không có tác dụng, cũng có thể kèm theo các hiện tượng như táo bón, khó đi ngoài hoặc tiêu chảy và đầy hơi…
- Hầu hết mọi người đều nghĩ “táo bón” v à “tiêu chảy” là hai vấn đề đối lập nhau, nhưng có một số người sẽ đồng thời xuất hiện hai hiện tượng táo bón và tiêu chảy, thường thường có các hiện tượng như chán ăn, đầy bụng, ngực cảm thấy bị áp lực hoặc tim đập nhanh, khó thở, hô hấp khó khăn và mất ngủ, không những thế còn cảm giác cơ thể ngày một suy yếu, cơ bắp teo đi, lại không kiểm tra ra nguyên nhân tại sao, có những hiện tượng trên, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính.
- Dạ dày đại tràng bị đau sau khi ăn no: cơn đau xuất hiện từ nửa giờ đồng hồ tới hai giờ đồng hồ sau khi ăn no, đến trước thời gian bắt đầu bữa ăn kế tiếp thì không đau nữa, thông thường là do viêm loét dạ dày.
- Dạ dày đại tràng đau khi đói khi khát: sau bữa ăn từ 3 -4h đồng hồ, khi bụng rỗng, khi cảm thấy đói hoặc khát xuất hiện các cơn đau, ăn một chút gì đó, những cơn đau có thể giảm xuống hoặc biến mất, thường là bị viêm loét tá tràng.
IV. Phổi
Phổi cư trú ở trong lồng ngực, bên trái và bên phải mỗi bên một lá phổi, có hình dạng như chiếc lá, giúp cơ thể được khai thông. Trong lục phủ ngũ tạng, nó cư trú ở vị trí cao nhất, là cơ quan dài trong ngũ tạng. Lá phổi được mệnh danh là “kiều tạng” (cơ quan nội tạng mềm yếu), bởi vì nó rất yếu ớt, chỉ hơi có kích ứng cơ thể sẽ bị ho không dứt. Khi phổi có vấn đề, nó sẽ phát ra những “tín hiệu” dưới đây:
- Ho khan: Không có đờm hoặc lượng đờm rất ít, thường là viêm họng cấp tính, viêm phế quản giai đoạn đầu, một số bệnh nhân ung thư phổi cũng xuất hiện triệu chứng này.
- Bỗng nhiên bị ho cấp tính: Thường do trong phế quản có dị vật.
- Ho mãn tính lâu ngày: Viêm phế quản mãn tính, lao. Nếu ho có đờm kèm xuất huyết, nên chú ý cảnh báo ung thư phổi; ho có đờm màu vàng, thường là do phổi và phế quản bị viêm nhiễm.
- Sốt về chiều: Có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Bệnh này có đặc điểm là sốt về chiều, sáng và tối thì giảm xuống, giống như thủy chiều có lúc xuống lúc lên, đồng thời kèm theo mệt mỏi, chán ăn, ho và khạc ra ít máu.
V. Thận của ngũ tạng
Thận cư trú ở vùng eo nằm ở hai bên của cột sống, ở hai bên trái phải mỗi bên một quả, bên phải một quả hơi lùi xuống dưới, bên trái một quả hơi lùi lên trên, cùng với bàng quang, tủy, não, tóc, tai cấu thành nên hệ thống thận. Chủ yếu tàng trữ tinh khí, nước, dịch, nạp khí, là nguồn gốc sinh ra âm dương của tạng phủ, được biết đến như sự ra đời, là nguồn gốc của sinh mệnh. Khi thận kêu cứu sẽ có những tín hiệu sau đây:
- Lượng nước tiểu bỗng nhiều lên: Thói quen sinh hoạt không thay đổi, nhưng lượng nước tiểu bỗng nhiều lên hoặc ít đi, hoặc trước đây tiểu ít vào ban đêm, bây giờ số lần tiểu đêm nhiều lên, nhiều hơn cả số lần đi tiểu ban ngày, là biểu hiện chức năng của thận kém ở giai đoạn đầu
- Nước tiểu đổi màu: Màu sắc của nước tiểu cũng giống như “dụng cụ đo khí áp” của thận. Khi nước tiểu có màu nước trà đặc, giống màu của nước rửa thịt, màu nước tương hoặc đục như nước vo gạo, đều là cảnh báo các vấn đề về thận tạng.
- Nước tiểu có bọt: Nhất là các loại bọt khí nhỏ không dễ dàng bị biến mất, là do nước tiểu bài tiết ra tương đối nhiều protein.
- Mặt, chi dưới phù thũng: Buổi sáng sau khi thức dậy, mắt và mặt, chân phù xưng lên, vận động 20 phút sau vẫn không biến mất. Sau khi gắng sức làm việc mệt mỏi, tình trạng phù này lại càng nghiêm trọng.
- Miệng có vị amoniac: Kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, thiếu máu, là biểu hiện các bệnh về thận thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Nhưng theo thống kê lâm sàng, bệnh đau lưng mà mọi người đều biết tới thực ra có hơn 85% nguyên nhân đều không phải do thận gây ra.
- Suy nhược cơ thể, khí huyết không đủ, tay chân lạnh, đặc biệt là vào mùa động. Khó ngủ về đêm, cho dù đã ngủ rồi, chỉ cần một tiếng động lạ cũng bị tỉnh giấc, kèm theo đó là ngủ mơ cả đêm, cơ thể cảm giác trống rỗng, mỗi ngày đều thấy mệt mỏi.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch