Giới y học lâu nay vẫn gắn liền mức cholesterol cao với nguy cơ của bệnh tim mạch, và khuyến cáo dùng thuốc statin để hạ nó xuống. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu khác, đây có thể là một sai lầm lớn.
Statin có mang lại hiệu quả?
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vascular Health and Risk Management cho thấy statin chỉ làm giảm cholesterol ở 18% bệnh nhân được cho dùng thuốc, với 80 % còn lại là không cho thấy hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khác thì statin còn gây ra một số tác dụng phụ:
- Tăng đường máu, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2
- Bệnh tiêu chảy
- Phát ban
- Buồn ngủ
- Mất trí nhớ
- Táo bón
- Nặng thì có thể gây tiêu cơ, còn có thể gây hại thận, tiêu cơ vân gây suy thận và tử vong.
Nhiều nghiên cứu gần đây còn chỉ ra nguy cơ gây ung thư cao của statin. Tạp chí Current Oncology công bố một nghiên cứu cho thấy statin làm tăng khả năng ung thư ở tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng statin cũng gây ra ung thư bàng quang.
Cholesterol không phải yếu tố nguy hại cho sức khỏe
Theo The Independent, một nhóm các nhà khoa học đã xem xét 19 nghiên cứu gồm 68.000 người và cho biết họ không tìm thấy sự liên quan giữa hàm lượng cao cholesterol với bệnh tim ở những người trên 60 tuổi.
Kết quả cho thấy 92% bệnh nhân trên 60 tuổi có hàm lượng cholesterol cao sống lâu bằng hoặc lâu hơn những người có hàm lượng cholesterol thấp.
Theo tiến sĩ Beverly Teter tại Đại học Maryland: những năm trước đây, các nhà khoa học nhận thấy nồng độ cholesterol cao ở những người có tổn thương về mạch máu. Vì vậy, họ đổ lỗi cho cholesterol gây ra bệnh tim. Bà tin rằng viêm mới là nguyên nhân thực sự gây ra các vấn đề tim mạch. Bà giải thích rằng chính phản ứng viêm dẫn đến sự hình thành các mảng cholestrerol để bảo vệ hệ thống mạch máu khi nó bị tổn thương. Vì vậy, nên lựa chọn chế độ ăn hạn chế các chất gây viêm, tăng cường các chất chống viêm sẽ giảm được mắc bệnh tim mạch.
Nều thực sự như vậy thì cholesterol lại là người bạn tốt, bảo vệ sức khỏe tim mạch chứ không phải là kẻ gớm ghiếc đáng sợ như người ta vẫn thường tin.
Thực phẩm chống viêm, hỗ trợ tim mạch
- Cà chua
- Rau lá xanh
- Dầu ôliu
- Các loại cá béo
- Các loại hạt: đậu, lạc…
Các loại thực phẩm nên tránh
- Bơ thực vật
- Thực phẩm chiên, nướng
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhanh…
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bạn nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn phù hợp kết hợp với vận động cơ thể để bảo vệ sức khỏe thay vì trông chờ hoàn toàn vào thuốc men cũng như các kỹ thuật can thiệp trong y khoa. Thực tế đã cho thấy ngày càng có nhiều loại thuốc được tìm ra và cũng càng nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng phụ nguy hiểm trong chính các thuốc ấy.
Tân Hạ t/h
Xem thêm:
- Cholesterol cao (mỡ máu cao): phải chăng chỉ là một “bệnh tưởng”?
- Tại sao nam giới thường hay bị mập ở bụng mà không phải ở chỗ khác?
- Nhà giáo Thái Quang Vinh: Câu chuyện đời tôi là một thần thoại
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.