9 tháng 10 ngày mang thai vất vả, giây phút con ra đời, đối với người mẹ phải là điều vô cùng hạnh phúc. Nhưng cùng theo việc con được sinh ra, một loạt phiền não cũng nối đuôi nhau mà tới: Sau sinh cơ thể biến đổi, các chứng đau xuất hiện, rụng tóc, con trẻ quấy khóc, ngủ không đủ giấc…
Dưới áp lực lớn đến vậy, tinh thần của các mẹ rất dễ bị ảnh hưởng, nếu như không chú ý, sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng trầm cảm sau sinh.
1. Sơ lược về trầm cảm sau sinh
Sự thay đổi về thần kinh, nội tiết
Khi mang thai, estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao rõ rệt; corticosteroid, thyroxine cũng tăng cao ở các mức độ khác nhau. Sau sinh những kích thích tố này nhanh chóng giảm thấp. Estrogen và progesterone hạ thấp có thể dẫn tới catecholamine của tổ chức não và tổ chức nội tiết giảm, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cấp cao.
Cơ chế phát bệnh
Estrogen và progesterone mất cân bằng có khả năng là nguyên nhân gây chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum depression – PPD), nhưng cơ chế chuẩn xác của nó thì chưa được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học cho rằng nhân tố nguy cơ cao của PPD bao gồm: giai đoạn trầm cảm (đặc biệt là trầm cảm sau sinh), cá tính yếu đuối, các sự kiện bất ngờ trong cuộc sống… Người trong thời gian mang thai tồn tại một số triệu chứng trầm cảm khả năng phát sinh PPD là rất cao.
Chứng trạng biểu hiện
Trầm cảm sau sinh thông thường xuất hiện các chứng trạng trong 2 – 4 tuần sau sinh, biểu hiện là cáu gắt, sợ hãi, lo âu, buồn bã và lo lắng thái quá đối với sức khỏe của bản thân và con trẻ . Bệnh nhân thường mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân và coi sóc con trẻ. Có lúc còn rơi vào trạng thái hỗn loạn, lẫn lộn hoặc ngủ mê mệt. Nặng hơn có thể nghĩ đến cái chết và lên kế hoạch tự vẫn. Điều này rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé.
2. Trầm cảm sau sinh và mối liên quan với ngũ tạng
Y học cổ truyền cho rằng, hoạt động tình chí của người có quan hệ mật thiết với nội tạng. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận, sách Tố Vấn chỉ ra: “Nhân có ngũ tạng, hóa ngũ khí là hỉ, nộ, bi, ưu, khủng… Can tại chí là nộ, tâm tại chí là hỉ, tỳ tại chí là tư, phế tại chí là ưu, thận tại chí là khủng”. Đây là nói tới bên ngoài, dưới tác động hoạt động tình chí của con người là thông qua tạng khí tương quan của cơ thể biểu hiện ra ngoài. Nhân tố tinh thần bị kích thích, có thể ảnh hưởng chức năng của tạng phủ, mà chức năng của tạng phủ mất điều hòa, cũng có thể dẫn tới phát sinh chứng trạng của tinh thần, tạo nên một vòng xoắn bệnh lý.
Tác dụng của nhân tố tinh thần khác nhau, sản sinh biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau. Như thiên Cử thống luận, Tố Vấn đề cập tới: “Bách bệnh sinh ra bởi khí, nộ tắc khí thăng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí loạn, tư tắc khí kết”. Đông y từ xưa tới nay chú trọng âm dương điều hòa, chức năng ngũ tạng lục phủ bình thường, giống như rễ chính của thân cây, là căn bản.
Y học hiện đại nhắc tới chứng trầm cảm, chứng lo âu, chứng sợ xã hội (ngại tiếp xúc xã giao)… các bệnh tật tâm lý quy nạp căn bản gốc rễ rốt cuộc chính là do mất cân bằng khí cơ ngũ tạng, từ đó dẫn tới một loạt các chứng trạng. Bởi vì khí cơ ngũ tạng chi phối hoạt động thần chí của người.
3. Nguyên tắc ẩm thực
Trầm cảm sau sinh có liên quan với dinh dưỡng mất cân bằng như thiếu mangan, magie, sắt, vitamin B6, vitamin B2 và các chất dinh dưỡng khác, có thể ảnh hưởng trạng thái tinh thần.
Các loại thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì, mạch nha, quả óc chó, đậu phộng, khoai tây, đậu nành, hạt hướng dương, rau xanh tươi, hải sản, nấm và gan động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm căng thẳng và lo âu. Vì vậy bạn có thể ăn những thực phẩm này nhiều hơn.
Các bà mẹ tâm trạng không tốt còn có thể ăn một số đồ ăn ngọt, chẳng hạn như hồng táo, đại táo, long nhãn, đường đỏ, nho khô… Đồ ngọt có hiệu quả chuyển đổi tâm trạng, có thể làm cho người ta sinh ra cảm giác vui vẻ.
4. Thực đơn được khuyến cáo
Phụ nữ sau sinh có thể thông qua phương pháp thực dưỡng kết hợp với thuốc (dược thực đồng nguồn) để hoãn giải bệnh tình mà đạt được mục đích trị liệu. Nhiều lương y trên lâm sàng cũng lấy thực trị (trị liệu bằng thực phẩm) làm phương án ưu tiên số 1, thu được hiệu quả rất khả quan.
Bài 1: Canh bồ câu, nấm, Sơn dược
Nguyên liệu: Bồ câu 1 con, nấm 50g, Sơn dược 30g, gừng tươi, hồ tiêu đen lượng thích hợp.
Cách làm: Bồ câu được ướp cùng nước gừng và hồ tiêu đen, nấm và Sơn dược hầm cùng nhau thành canh.
Bồ câu có thể giúp khoan tâm cảnh (khoan khoái trong lòng); nấm giàu selenium, kẽm, vitamin B. Phương này đối với phụ nữ sau sinh dưỡng tâm giải uất có lợi ích, rất thích hợp.
Bài 2: Canh cá diếc, nhân quả óc chó
Nguyên liệu: cá diếc 1 con (to vừa phải), nhân quả óc chó 50g, hạt sen 50g, gừng tươi 5 lát, tỏi 10 nhánh, hồ tiêu đen, dấm ăn, rượu gia vị (dùng để nấu đồ ăn) lượng thích hợp.
Cách làm: Cá diếc ướp trước với rượu, hồ tiêu đen, gừng, tỏi khoảng 20 phút. Sau đó cho nhân quả óc chó, hạt sen vào cùng, hầm làm canh
Nhân quả óc chó chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng chống stress.
Bài 3: Thịt gà xào Bách hợp, Hiên thảo (cây hoa hiên)
Nguyên liệu: Thịt gà thái hạt lựu 100g, Bách hợp 10g, Hiên thảo 10g, thêm lượng vừa phải gừng, hành, tỏi.
Cách làm: Thịt gà thái hạt lựu, Bách hợp, Hiên thảo, đảo xào cùng nhau.
Loại thức ăn này sắc thơm mỹ vị, Hiên thảo còn gọi là Vong ưu thảo (loài cây quên ưu phiền), có thể trị liệu ưu uất sau sinh.
5. Phương pháp cải thiện mập phì sau sinh
Béo phì sau sinh hay làm tâm lý của mẹ suy sụp, nhanh chóng hồi phục vóc dáng đẹp có thể mang lại lợi ích cho việc điều chỉnh tâm lý sau sinh, trên nguyên tắc sản phụ 6 tháng sau sinh là có thể giảm béo.
Xoa bóp huyệt vị
Thông qua kích thích huyệt vị, có thể xúc tiến tuần hoàn bạch huyết, đạt được tác dụng bài trừ độc tố, thanh trừ loại bỏ mỡ thừa. Các mẹ có thể thực hiện lúc 16h – 18h, day ấn Tam dương huyệt, Quan nguyên huyệt, Trung quản huyệt, Thiên xu huyệt, mỗi ngày 1 lần. Những huyệt vị này có thể điều chỉnh thân thể sản phụ, làm hormone phân tiết bình thường.
Dược thực phẩm giảm cân
Canh gà hầm Sơn dược, Liên tử
Món ăn này có chứa nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vốn có tác dụng bổ can thận, ích khí dưỡng huyết, ăn lượng thích hợp, có tác dụng tư bổ khởi thần, nâng cao khả năng miễn dịch…
Cháo Cát căn, lá sen
Cát căn 6g, lá sen 3g thêm gạo nấu thành cháo.
Phương thuốc Đông dược
Thông qua biện chứng, có thể chọn dùng Đương quy, Bạch thược, Sinh bạch truật, Đông tra (Sơn tra được thu hái vào mùa đông), Cát căn, bột Tam thất, lá sen, Sơn dược, Phục linh… các loại tiến hành điều chỉnh.
6. Chống lão hóa sau sinh
Sau khi kinh qua sinh nở, mẹ sẽ khí huyết khuyết tổn, sắc diện ảm đạm (tối tăm u ám), mọc ban nám, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh “bà già đau khổ” trong gương, tâm lý stress làm sao hết được? Vậy thì làm sao nhanh chóng cải thiện trạng thái da dẻ của bản thân đây?
Bác sĩ đưa ra lời khuyên, các mẹ có thể dùng Sơn dược, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Linh chi, Phục linh hầm canh. Sau khi sản dịch sạch hết là có thể dùng, đồng thời dùng Hà thủ ô sắc nước cho thêm vừng đen uống thay trà. Mỗi ngày dùng 1-2 lần, dùng thời gian là 2 tháng, có thể khởi được tác dụng hồi phục khí sắc, chống lão hóa.
Theo www.sohu.com
Liên Hoa