Có người chép miệng cũng chảy máu chân răng, còn gặp khi đánh răng, xỉa răng là chuyện thường. Đa số nghĩ rằng là do vitamin C gây, nên uống nhiều vitamin C nhưng không khỏi bởi vì nguyên nhân nằm ở chỗ khác.
Bệnh nha khoa là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng
Không phải thiếu vitamin C, các bệnh nha khoa như viêm lợi, viêm quanh răng, răng gãy, lung lay, áp xe chân răng… mới là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng.
Hầu hết chảy máu chân răng là hậu quả của vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi. Khi ăn uống xong nếu không súc miệng sạch, hằng ngày không chải răng hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp bựa bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.
Đặc biệt, người bệnh có thể thấy đau nhức lợi khi bị viêm cấp. Nhưng trong viêm lâu ngày chỗ viêm chỉ hơi sưng và dễ chảy máu.
Chảy máu chân răng còn có thể báo hiệu một số bệnh lý toàn thân nguy hiểm
Một số bệnh lý toàn thân nguy hiểm cũng có thể gây chảy máu chân răng nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn.
Chảy máu chân răng do rối loạn yếu tố đông máu gặp trong bệnh gan, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin K, các bệnh di truyền v.v.
Chảy máu chân răng còn có thể do giảm tiểu cầu, gặp trong sốt xuất huyết dengue, bệnh tự miễn, bệnh bạch cầu.
Chảy máu chân răng cũng có thể do nguyên nhân thành mạch máu, như gặp trong thiếu vitamin C
Bạn cần làm gì khi bị chảy máu chân răng
Để chữa khỏi chảy máu chân răng, thông thường chỉ dùng vitamin C sẽ không khỏi, bạn cần phải tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị:
- Khám răng miệng để bác sỹ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác nếu có
- Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để điều trị viêm lợi, bổ sung thêm vitamin C để bền vững thành mạch máu.
- Vệ sinh răng miệng bằng bản chải hàng ngày ngay sau bữa ăn (sau khoảng 1 tiếng). Bạn nên dùng bàn chải có lông mềm và chải răng thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lợi
Các nha sĩ thấy rằng, nếu lợi chắc khỏe sẽ không bị chảy máu. Đặc điểm nhận diện nó là có màu hồng nhạt và gồm nhiều các mô nâng đỡ liên kết chặt chẽ với nhau. Trong khi đó lợi bị viêm sẽ có màu đỏ đậm, mềm và rất nhạy cảm, rất dễ bị chảy máu và thường có mùi khó chịu.
Sức khỏe răng miệng có tác động đến toàn cơ thể, do đó nhất định không nên lơ là.
Đại Hải
Xem thêm:
- Một khi răng miệng gặp vấn đề, rất có thể bạn còn bị bệnh nguy hiểm khác nữa
- ‘Mèo mù vớ cá rán’: Vô tình biết được bí kíp trị đau răng của Đông y, không cần nhổ
- Tốn kém, rong ruổi mọi nẻo đường chữa ung thư, chị đã khỏi nhờ môn tu luyện giữa đời thường
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.