Các bác sĩ thường xuyên phải cấp cứu cho những trường hợp nuốt phải vật lạ, đặc biệt trẻ nhỏ. Chúng có thể cho bất kỳ thứ gì vào miệng, nguy cơ gây ra những tai nạn đáng tiếc, thậm chí là tử vong.

Trẻ nhỏ thường khám phá thế giới xung quanh bằng việc cho mọi thứ vào miệng. Đa số những trường hợp nuốt phải vật lạ là trẻ dưới 3 tuổi. Trong rất nhiều trường hợp, hệ tiêu hóa sẽ “giải quyết” các vật lạ này và đẩy ra khỏi cơ thể sau đó theo đường đại tiện. Nhưng có nhiều trường hợp các vật này bị tắc và gây ra những tổn thương bên trong cơ thể.

Cẩn thận khi cho trẻ ăn thạch (Ảnh: Internet)

Những vật nuốt phải có đủ loại, phổ biến nhất là:

  • Đồng xu
  • Các viên pin nhỏ
  • Cúc áo
  • Hòn bi
  • Hòn đá
  • Móng tay
  • Đinh vít, bulông
  • Kẹp ghim
  • Các cục nam châm nhỏ

Làm thế nào để biết được trẻ đã nuốt phải vật lạ?

Khi trẻ nuốt phải vật lạ khá dễ nhận thấy, với những triệu chứng phổ biến xuất hiện ngay lập tức nếu các vật này làm tắc nghẽn đường thở, bao gồm:

  • Hóc/nghẹn
  • Khó thở
  • Ho
  • Khò khè

Nếu trẻ có thể nuốt được đồ vật đó và nó không bị mắc lại trong cổ họng, thì các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện ngay. Khi đồ vật đã ở trong hệ tiêu hóa, nó sẽ di chuyển theo hệ tiêu hóa một cách tự nhiên (như thức ăn) hoặc sẽ gây ra các triệu chứng sau này, khi cơ thể không thể loại bỏ được các đồ vật này ra ngoài.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi một đồ vật bị mắc lại trong thực quản hoặc trong ruột bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Chảy  nước dãi
  • Nôn khan
  • Đau ngực hoặc đau họng
  • Không ăn được gì
  • Đau bụng
  • Sốt
Nếu bạn nghi ngờ con mình đã nuốt phải vật lạ, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay. Ảnh (healthline.com)

Một vật lạ bị tắc nghẽn trong cơ thể thời gian dài mà không được điều trị có thể sẽ gây nhiễm trùng, ví dụ như viêm phổi sặc tái phát. Tình trạng này có thể để lại hậu quả là đau ngực, ho có đờm và khò khè. Đôi khi, sốt cũng sẽ đi kèm với các triệu chứng trên.

Các vật nhọn có thể sẽ đâm vào thực quản hoặc ruột. Những viên pin nhỏ, như pin đồng hồ đeo tay, sẽ gây ra các tổn thương mô.

Nếu bạn nghi ngờ con mình đã nuốt phải vật lạ, hãy đưa trẻ đi gặp bác sỹ ngay để chụp X-quang, soi phế quản dò tìm ra vị trí vật lạ. Bạn cũng có thể sẽ phải cung cấp cho bác sỹ danh sách các triệu chứng khiến bạn nghi ngờ là trẻ đã nuốt phải vật lạ.

Nếu nạn nhân không thể thở được do đường thở bị tắc nghẽn, thì sẽ cần phải điều trị cấp cứu. Vật lạ có thể sẽ được loại bỏ ra khỏi đường thở bằng việc thổi ngạt…

Nếu nạn nhân không hóc phải vật lạ mà có thể đã nuốt được vật đó, bác sỹ có thể sẽ quyết định là nên đợi xem cơ thể có thể tự loại bỏ vật đó một cách bình thường không. Bạn cần theo dõi các triệu chứng, như nôn mửa, sốt hoặc đau, đồng thời cũng nên theo dõi phân để xem xem liệu vật đó đã được loại bỏ ra ngoài hay chưa.

(Ảnh minh hoạ)

Bác sỹ sẽ điều trị ngay lập tức nếu vật lạ gây ra đau đớn hoặc gây tổn thương thực quản hoặc ruột. Khi này có thể sẽ cần phải phẫu thuật mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ vật lạ ra ngoài mà không gây tổn thương ruột hoặc thực quản.

Cần xử lý thật nhanh khi trẻ có dấu hiệu sặc

Theo Th.BS Lương Quốc Chính, khoa cấp cứu, BV Bạch Mai, thấy con hóc, việc người lớn hay làm đầu tiên là đưa tay vào cổ họng trẻ móc dị vật ra dù có nhìn hay không nhìn thấy dị vật. Điều này vô tình sẽ kích thích phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho đẩy dị vật lên thanh quản gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và có thể làm trẻ tử vong nhanh chóng.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc, cha mẹ cần xử lý thật nhanh.

Đầu tiên, hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng bé ra ngoài.

hoc di vat 1

Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

hoc di vat 2

Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

hoc di vat 3

Cuối cùng, sau khi sơ cứu ban đầu để bắn dị vật ra ngoài, bạn cần đưa bé nhập viện ngay lập tức.

Hãy xem chỉ dẫn của bác sĩ Lương Quốc Chính bệnh viện Bạch Mai cho trường hợp cấp cứu cho trẻ như dưới đây:

 

Minh Thành

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.