Một số người có khả năng dự báo thời tiết đặc biệt. Chẳng hạn như mỗi khi cơn giông, bão chuẩn bị kéo đến thì có người bị đau khớp, có người bị nhức đầu… Thế nên cứ đau khớp hay nhức đầu là họ biết thời tiết sắp thay đổi. Đây là ví dụ điển hình cho thấy thời tiết thực sự có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hãy cùng khám phá sức mạnh của thời tiết nhé!

  1. Ảnh hưởng của thời tiết đến huyết áp như thế nào?

Khi áp suất khí quyển giảm (chẳng hạn như lúc trước khi cơn giông đến) sẽ khiến huyết áp bạn hạ thấp. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến huyết áp. Huyết áp có xu hướng thấp hơn vào mùa hè, do mùa đông thời tiết lạnh gây co mạch, tăng huyết áp.

Huyết áp có xu hướng thấp hơn vào mùa hè (Ảnh: internet)
  1. Không ngờ rằng tỷ lệ người tự sát cũng thay đổi theo mùa

Tự sát cũng theo mùa. Số người tự sát tăng đỉnh điểm vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. Trong khi đó nhìn chung tinh thần bạn sẽ xấu hơn vào những ngày mùa đông giá rét hay nhiều mây.

  1. Hen và dị ứng thì ai cũng hiểu rằng….

Thay đổi mùa và thời tiết nóng quá, lạnh quá, ẩm ướt quá… đều làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen và dị ứng.

Thời khắc giao mùa, chứng đau khớp cũng được dịp trở bệnh 9 (Ảnh: internet)
  1. Đau khớp cũng bị ảnh hưởng

Những thay đổi đột ngột áp suất khí quyển, như ở thời điểm trước cơn giông bão, có thể gây đau khớp. Một số nghiên cứu cũng phát hiện thấy thời tiết lạnh làm biến đổi tính chất dịch khớp, nên cũng gây đau khớp.

  1. Nhức đầu do thay đổi thời tiết

Thay đổi áp suất khí quyển cũng gây đau đầu mặc dù cơ chế còn chưa rõ ràng. Có thể là do ảnh hưởng đến áp lực nội sọ hay sự ức chế đau của não bộ.

Những mùa có ngày dài hơn đêm thì do tiếp xúc với ánh sáng chói nhiều nên thường gây đau nửa đầu. Phấn hoa cũng gây đau đầu ở những người bị dị ứng.

  1. Bệnh tiểu đường và đường huyết

Mùa đông lạnh được cho là gặp khó khăn cho người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết do làm tăng độ nhớt của máu.

Các bạn gái, có 1 niềm vui nhỏ vào mùa đông khi mỡ dễ tiêu hao hơn (Ảnh: internet)
  1. Mỡ ít hơn vào mùa đông

Khi bạn ở ngoài thời tiết lạnh, mỡ nâu của cơ thể sẽ được kích hoạt và bị “đốt cháy” tạo ra năng lượng. Ngược lại mỡ trắng chỉ là nơi dự trữ chất béo, không bị đốt cháy như mỡ nâu.

  1. Ở Mỹ, tỷ lệ đau tim tăng khi giảm nhiệt độ

Cứ giảm 1 độ C thì có thêm khoảng 200 trường hợp bị đau tim trên toàn nước Mỹ, theo nghiên cứu của tổ chức tim mạch BMJ. Nguyên nhân có thể do tăng huyết áp, tăng nguy cơ tạo cục máu đông.

  1. Bệnh phổi trầm trọng hơn vào mùa nóng ẩm

Thời tiết nóng ẩm khiến hô hấp gặp khó khăn, đặc biệt là đối với những người đã mắc bệnh phổi từ trước. Ô nhiễm không khí càng nặng nề hơn khi thời tiết nóng cũng là một nguyên nhân.

Cảm cúm là bệnh thường thấy khi thời tiết thay đổi (Ảnh: internet)
  1. Cảm cúm, cảm lạnh cũng tăng khi thời tiết thay đổi

Nguyên nhân có thể do sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng làm suy yếu hệ miễn dịch. Bên cạnh đó thời tiết lạnh cũng là điều kiện thuận lợi khiến virus lan truyền tốt hơn.

  1. Hội chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD)

Những người mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý dễ bị rối loạn cảm xúc theo mùa, theo một số nghiên cứu. Bên cạnh đó, những vùng nắng nhiều lại có ít bệnh nhân bị ADHD hơn.

  1. Bệnh xoang

Khi áp suất khi quyển, hay áp lực của không khí lên trái đất thay đổi, nhiều người bị bệnh xoang cảm nhận được ngay điều đó tại các xoang của mình.

Theo weather

Đại Hải

Xem thêm: