Thông tin từ viện Pasteur Tp.HCM, số ca ho gà được phát hiện ở phía Nam là 38 ca, trong đó có 1 ca ho gà lâm sàng và 37 ca được chẩn đoán xác định phòng thí nghiệm, theo VTV.

Mùa xuân là thời điểm thuận lợi cho nhiều bệnh lây nhiễm bùng phát, trong đó có ho gà. Tại Việt Nam, ho gà là bệnh được chủng ngừa ngay khi trẻ tròn 2 tháng tuổi, bệnh cũng đã từng được khống chế trong những năm trước đây. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ho gà đang trở lại với sự xuất hiện nhiều ca bệnh một cách bất thường.

Theo VTV, dựa trên báo cáo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300.000 người bị tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển.

Có 15/20 tỉnh khu vực phía Nam ghi nhận ca bệnh, nhiều nhất ở Tp.HCM (9 ca) và Đồng Nai (6 ca). Bình Phước và Lâm Đồng có tỷ lệ mắc ho gà/100.000 dân cao nhất (lần lượt là 0.41 và 0.30). Các địa phương khác ghi nhận số ca bệnh và tỷ lệ mắc/100.000 dân thấp. Số ca mắc rải rác, chưa ghi nhận ổ dịch.

Nhiều trẻ mắc ho gà, nguy cơ bùng phát thành dịch ở phía Nam
Ảnh minh họa

Ho gà là dịch bệnh đã được nước ta không chế từ nhiều năm trước đây nhưng theo các chuyên gia thì dịch bệnh này đã quay trở lại và người dân cần đề phòng, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ.

Theo Cục Y tế Dự phòng, ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Ban đầu trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Nhiều trẻ mắc ho gà, nguy cơ bùng phát thành dịch ở phía Nam
Nhiều trẻ mắc ho gà, nguy cơ bùng phát thành dịch ở phía Nam

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học…

Ho gà khiến cơ thể bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh, bệnh thường nặng do sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa đủ sức để chống lại bệnh. Bệnh gây ra tình trạng thiếu oxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như: viêm não, viêm phổi, thiếu oxy não, xuất huyết kết mạc nếu không chữa trị kịp thời …

Nhiều trẻ mắc ho gà, nguy cơ bùng phát thành dịch ở phía Nam
Nếu chưa chủng ngừa đủ 3 mũi thì khả năng ngừa bệnh yếu hơn hoặc nếu trẻ có mắc bệnh thì sẽ nhẹ hơn những trẻ không tiêm chủng.

– Nếu trong gia đình, môi trường sống có người mắc ho gà, mọi người cần cách ly người bệnh , không cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng.

– Đeo khẩu trang, điều trị dứt điểm.

– Khi trẻ có biểu hiện bất thường như nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài; ăn kém, nôn trớ nhiều; ngủ ít; thở nhanh hoặc khó thở cần cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

– Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ.

H.H