Thấy những mụn nước nhỏ li ti nổi trên ngón tay, nhiều người nghĩ rằng không có gì đáng ngại nhưng đó lại là dấu hiệu chứng tỏ một số độc tố đã tích lũy trong cơ thể đến mức báo động. Xin mách bạn 3 loại đồ ăn nước uống thanh nhiệt để giải độc.

Những ngày nắng nóng, nhiều người trên tay tự nhiên xuất hiện những mụn nước nhỏ, những mụn nước ấy có khi ở dạng mụn nước trong, có khi lại đục kèm theo cảm giác ngứa. Nhiều người cho rằng đây là bệnh ngoài da mà xử lý bôi thuốc hoặc cũng có thể cho qua vì nghĩ bọng nước vỡ rồi da lại lành. Như vậy bạn đã bỏ qua tín hiệu kêu cứu của cơ thể.

Theo Đông y, vào mùa hè mưa nhiều nên thấp khí thịnh, tà khí thấp nhiệt xâm phạm vào cơ thể sẽ khiến lục phủ ngũ tạng tích luỹ độc tố. Khi tình trạng thấp nhiệt lâu ngày sẽ gây phản ứng trên cơ thể. Nổi mụn nước trên tay là một trong những phản ứng đầu tiên.

Những mụn nước nhỏ trên tay thường nói lên rằng cơ thể nóng trong, lượng độc tố trong cơ thể khá nhiều. Các ngón tay lại tương ứng với lục phủ ngũ tạng, nếu chúng xuất hiện mụn nước thì có thể nội tạng đã tích lũy một lượng độc tố nhất định. Khi đó, chúng ta nên nhanh chóng thải độc cho cơ thể thông qua ăn uống nhiều thực phẩm mát kết hợp với một số thực phẩm có tính thải độc.

Trong những trường hợp bình thường thì mướp đắng, đậu xanh, bí đao, dưa chuột.. là những loại thực phẩm giúp bạn giảm bớt nóng trong hoặc bạn có thể tham khảo một vài cách chế biến món ăn, đồ uống dưới đây giúp cho việc điều trị chứng mụn nước ở tay và thải độc tốt.

1. Cháo đậu đỏ – hạt mì – hạt cây hoa súng

Cháo đậu đỏ và hạt khiếm thực (Ảnh: philipskitchen.com.hk)

Dùng 7 loại thực phẩm để chế biến như: Đậu đỏ, hạt lúa mì, hạt khiếm thực (hạt súng), rau sam, lá tre, nụ hoa hòe, trà xanh.

Hạt mì trong Đông y có thể dùng để trị chứng tê thấp, lợi dạ dày, tiêu thũng, kiện tỳ ích vị, uống lâu dài có tác dụng ích khí, cơ thể khỏe mạnh thoải mái.

Đậu đỏ nhỏ là loại đậu có màu đỏ, rất tốt cho tim và máu, sách cổ còn ghi lại đậu đỏ “cửu phục lệnh nhân sấu”, có nghĩa là thường xuyên uống đậu đỏ có tác dụng giảm cân. Đậu đỏ cũng có hiệu quả lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tỳ vị rất rõ rệt.

Hạt khiếm thực kiện tỳ khỏe thận.

Lá tre chữa chứng cảm sốt, miệng khô háo nước.

Hoè hoa thanh nhiệt, giải độc, làm bền thành mạch.

Rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng.

 

Những người trong cuộc sống hiện đại áp lực tinh thần nhiều, tâm khí hư; ăn uống thất thường, vận động ít, tỳ hư thấp thịnh. Cần tiêu thấp, lại cần bổ tim, kiện tỳ vị, không có gì tốt hơn là món cháo này.

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ, hạt lúa mì, hạt khiếm thực mỗi loại 5g
  • Các thứ khác mỗi loại 1g

Cách làm:

  • Rang hạt lúa mì cho đến khi vàng đều,
  • Ngâm hạt lúa mì đã rang cùng với đậu đỏ, hạt khiếm thực trong nước lạnh 2h.
  • Sau đó cho vào nồi cơm điện, thêm nước và đặt ở chế độ nấu cháo, sau khi nấu xong, cho lá tre, rau sam, nụ hoa hòe, trà xanh vào một miếng vải bọc lại cho vào nồi cháo nấu tiếp nửa giờ nữa là được.

Dùng ăn hàng ngày hoặc khi háo nước.

2. Trà bí đao lá sen

Trà bí dao lá sen (Ảnh: CafeBiz)

Bí đao không chỉ thanh nhiệt giải độc, mà còn có hiệu quả tốt trong việc giảm cân và làm đẹp. Vỏ bí đao có tác dụng lợi tiểu, uống nước vỏ bí đao giúp tiêu thũng, còn ngăn ngừa sắc tố da lắng đọng, làm đẹp da.

Nguyên liệu:

  • Mứt bí đao (hoặc bí đao tươi) 300g
  • Lá sen tươi 5g
  • Lá tre 5g

Cách làm:

  • Trước tiên, rửa sạch lá sen và lá tre, để ráo nước. Đổ 600ml nước vào một cái nồi sạch cùng với lá sen và lá tre đã chuẩn bị, đun to lửa trên bếp đến khi sôi, sau đó giảm nhỏ lửa trong 10 phút.
  • Cho tiếp bí đao vào nồi, đun thêm 5 phút đến khi bí đao đã nhừ thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã trà, sau khi để mát nước trà, có thể uống. Mùa hè có thể để trà bí đao lá sen trong tủ lạnh càng dễ uống.

3. Nước chanh nóng

Thói quen mỗi ngày uống một cốc nước chanh nóng, giúp cho đôi mắt luôn sáng đầy thần sắc, da dẻ luôn hồng hào tươi trẻ, còn có tác dụng làm sạch cơ thể. Thường xuyên uống, chắc chắn bạn sẽ có vẻ đẹp khỏe mạnh.

Nguyên liệu:

  • Chanh ½ quả
  • Nước 1500ml
  • Mật ong 50ml
  • Đường phèn 25g

Cách làm:

  • Chanh để nguyên vỏ dùng bàn chải nhỏ rửa sau đó cắt lát mỏng. Cho đường phèn vào nước đun cho tan rồi đổ vào bình đợi nguội.
  • Khi nước trong bình nguội còn ở mức 60 độ thì cho chanh cắt lát vào (nếu để nước quá nóng sẽ phá hủy thành phần vitamin trong chanh).
  • Khi nhiệt độ dưới 40 độ cho mật ong vào bình khuấy đều là được. Lưu ý không cho mật ong vào khi nước còn nóng bởi nước nóng sẽ phá hủy các hoạt chất có lợi trong mật ong.

Nước chanh mật ong để trong tủ lạnh 3-4 giờ rồi uống là tốt nhất.

Theo Ifeng

Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.