Ngồi bắt chéo chân (tư thế “bắt chân chữ ngũ”) làm cho bạn nữ có vẻ duyên dáng và kiêu kỳ, cũng là thói quen của nhiều người. Vậy nhưng hãy xem lại vì nó không có chút nào tốt cho sức khỏe của bạn.

Bắt chéo chân có thể gây đau lưng và cổ, thậm chí là thoát vị đĩa đệm

Theo bác sĩ vật lý trị liệu và chấn thương chỉnh hình Vivian Eisenstadt, việc bắt chéo chân có thể gây ra đau lưng và đau cổ. Bà cho rằng xương chậu là nền tảng đỡ lấy cột sống, khi bắt chân này lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và xương chậu sẽ bị quay làm ảnh hưởng đến vai trò nâng đỡ. Việc này gây áp lực lên hệ thống cơ và xương khớp ở cổ, lưng giữa và lưng dưới cũng phải chịu áp lực. Khi quá trình này kéo dài thì các khu vực đó sẽ xuất hiện vấn đề.

Có thể liên quan tới chứng tĩnh mạch mạng nhện – dấu hiệu báo trước của suy giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch mạng nhện là các mạch máu nhỏ dài khoảng mm đến vài cm có thể thấy được như hình mạng nhện ở bên dưới bề mặt da. Điều này khiến người bị cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin khi giao tiếp… do yếu tố thẩm mỹ. Theo thống kê của Cục quản lý sức khỏe và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ thì khoảng 55% nữ giới và 45% nam giới tại Mỹ đang mắc chứng này.

Chuyên gia tim mạch tại trung tâm y tế Cedars Sinai – Hooman Madyoon – lại cho rằng tĩnh mạch mạng nhện có liên quan tới thói quen ngồi bắt chéo chân.

Ông lý giải rằng việc bắt chéo chân làm tăng áp lực đặt lên hệ mạch dưới chân có nhiệm vụ dẫn máu về tim. Áp lực do chân này tác động lên phía trên chân kia sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu, từ đó làm suy yếu và tổn hại các tĩnh mạch dưới chân. Nếu các tĩnh mạch này bị tổn thương hoặc suy yếu, máu có thể bị tích tụ lại, khiến mạch bị sưng lên và tạo thành mạng nhện tĩnh mạch.

Bắt chéo chân gây tăng huyết áp

Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là sự thật. Việc gác chân này lên chân kia phía gần đầu gối sẽ tạm thời khiến cho huyết áp tăng lên. Tại sao ư? Thường thì máu tĩnh mạch sẽ được bơm từ chân về tim ngược chiều trọng lực và đây đã là một công việc tương đối “vất vả” đối với cơ thể. Nhưng khi bạn bắt chân này lên chân kia thì máu sẽ càng khó bơm lên hơn. Do đó, cơ thể phải tăng huyết áp để máu có thể đấy về tim.

Bạn thường sẽ không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào khi huyết áp tăng do việc gác chân gây ra, nhưng nếu điều này cứ lập lại thường xuyên, đó sẽ là vấn đề sức khỏe mãn tính. Do đó, nếu muốn ngồi lâu mà không bị tăng huyết áp? Đừng bắt chân này lên chân kia.

Tác động xấu tới các dây thần kinh ở chân

Việc gác chân này lên chân kia tại vị trí đầu gối sẽ gây áp lực lên dây thần kinh mác (peroneal nerve) làm chân có thể bị tê liệt tạm thời các cơ bắp ở cẳng chân và bàn chân, khiến đầu gối không thể xoay được nữa và tạo cảm giác “tê liệt như có kim châm vào.”

Có thể các cảm giác đó chỉ là tạm thời, nhưng theo bác sĩ Richard Graves thì nếu như điều đó cứ tái diễn thì các bệnh lý mãn tính có liên quan tới dây thần kinh sẽ xuất hiện. Ông cho rằng nếu có thói quen ngồi bắt chéo chân thì việc thả lỏng chân ra từ 2 đến 4 phút có thể tối thiểu hóa nguy cơ này. Tuy nhiên, ông khuyến cáo rằng nên hoàn toàn từ bỏ thói quen này: “Lời khuyên tốt nhất là đừng ngồi bắt chéo chân để đảm bảo sức khỏe của bạn”.

Ngồi bắt chân chữ ngũ tác động xấu tới các dây thần kinh ở chân. (Ảnh qua faajihub.com)

Tư thế ngồi đúng là thế nào?

Tư thế ngồi tốt nhất là hướng mặt về phía trước, cả 2 chân vuông góc với mặt đất. Tuy nhiên, thế ngồi hoàn hảo này rất hiếm khi xảy ra và người ta có rất nhiều cách đặt chân khác nhau khi ngồi. Phần lớn chúng ta khi ngồi thường không phân bố trọng tâm một cách cân bằng mà có xu hướng nghiêng về phía này hay phía kia hoặc bắt chéo chân, và khi đó chỉ một chân chịu trọng lượng.

Theo tinhte.vn

Xem thêm: