Mùa hè có lẽ là mùa ‘khó chịu’ nhất với nhiều người. Thật không dễ để có cảm giác thèm ăn trước một bàn sơn hào hải vị những này nắng nóng. Nóng quá đến nỗi không muốn ra khỏi cửa, nếu bạn không chú ý đến việc phòng ngừa, rất dễ bị say nắng và đe dọa sức khỏe của mình.

Trên thực tế, một chút chú ý đến chế độ ăn uống, chọn thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thủy thũng, có thể phòng thử giảm nhiệt. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể lựa chọn.

1. Dưa hấu

Dưa hấu có vị ngọt và tính lạnh, có tác dụng tiêu thử trừ phiền, chỉ khát lợi tiểu, là sản phẩm giải thử mùa hè rất tốt. Bất kỳ ai thử nhiệt phiền khát, tiểu tiện không thông, ngộ độc rượu…đều thích hợp để dùng. Cố gắng không làm lạnh dưa hấu khi ăn để tránh tổn thương Tỳ Vị.

2. Đậu xanh

Ảnh: YuMe.vn

Đông y cho rằng đậu xanh tính ngọt hàn, có tác dụng thanh tâm lợi tiểu, tiêu thử chỉ khát, thanh nhiệt giải độc, thường dùng để trị thử nhiệt phiền khát, tâm vị nhiệt thịnh cho tới ung nhọt, viêm quầng… Đậu xanh tính hàn, người tỳ vị hư hàn dễ đi ngoài không nên dùng nhiều.

Súp đậu xanh vỏ dưa hấu, là thức uống tiêu thử tốt cho mùa hè

Vỏ dưa hấu chứa axit amin citrulline. Nghiên cứu cho thấy citrulline có tác dụng lợi tiểu, tỉnh thần, điều tiết khả năng miễn dịch, duy trì chức năng vận động của khớp, cân bằng lượng đường huyết và tăng cường khả năng tình dục của nam giới. Trộn vỏ dưa với đậu xanh, nấu thành canh, có thể loại bỏ vị tanh đậu xanh, làm mùi vị càng thanh thơm hơn, tương trợ lẫn nhau và bổ sung cho nhau.

Cách làm: Lấy 200 g vỏ dưa hấu, 100 g đậu xanh. Vỏ dưa cắt bỏ phần ruột đỏ và phần vỏ xanh, lấy cùi trắng, thái hạt lựu. Đổ đậu xanh vào nồi, thêm nước, đun sôi trên lửa lớn, sau đó vặn nhỏ lửa nấu trong 15 phút, vớt đậu xanh ra, sau đó thêm vỏ dưa và đường phèn (tùy theo khẩu vị), đun sôi trên lửa lớn và ăn khi nguội.

3. Lá sen

Lá sen có vị đắng tính bình, thanh mát mùi thơm, thiên về thanh thử tà để hóa trọc. Mùa hè khi không thèm ăn, có thể tự làm cháo lá sen gạo tẻ, hoặc lá sen tươi gói gạo tẻ đồ cơm, cũng có thể dùng lá sen tươi để pha trà, đều có tác dụng thanh thử lợi thấp rất tốt.

Cách làm cháo gạo lá sen: Rửa sạch lá sen cho vào một nồi đất và thêm ít nước. Lửa to đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu trong khoảng 20 phút, vớt lá sen ra để lại nước để sử dụng sau. Vo 50 g gạo, cho vào nước lá sen đun sôi, vặn lửa nhỏ và nấu cho đến khi cháo chín nhừ.

4. Mướp đắng

Mướp đắng có vị đắng tính hàn. Nó có chức năng thanh nhiệt giải độc, thanh tâm tiêu thử, minh mục (sáng mắt), giáng hạ huyết áp, đối với trúng nắng, kiết lỵ, nhọt độc… có tác dụng phòng ngừa. Mướp đắng chứa nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất, cũng như một chất giống như insulin gọi là peptide-P, có tác dụng hạ đường huyết và là một sản phẩm tốt để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Mướp đắng có thể được xào, làm nộm, nấu canh, nếu dùng phối với thực phẩm để ôn trung tán hàn, trừ thấp khai vị, có hạn chế vị đắng tính hàn của mướp đắng.

5. Trà

Trà xanh hoặc trà hoa thích hợp nhất để uống vào mùa hè, có thể thanh tâm lợi niệu, giải nhiệt trừ phiền, chỉ khát tiêu thử. Thực tế đã chứng minh rằng công dụng tiêu thử làm mát của trà ấm rõ ràng là nhiều hơn tất cả các loại đồ uống lạnh khác. Uống trà xanh sau khi ra mồ hôi nhiều cũng có thể giúp cơ thể bổ sung lượng kali bị mất và cải thiện khả năng chịu nóng.

6. Tâm sen

Ảnh: longnhanbamai.com

Trời nóng tạng Tâm là dễ bị tổn thương nhất, nắng nóng dồn ép con người ta, dễ phiền táo bồn chồn tổn thương Tâm. Vị của tâm sen tuy là đắng, nhưng có thể thanh tâm hỏa, còn có tác dụng hạ huyết áp, phù hợp cho những người có thể trạng hư nhược, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ mơ nhiều.

7. Dưa chuột

Dưa chuột ăn ngon miệng, thanh nhiệt, giải thử, còn có thể làm tăng sự thèm ăn, mùa hè ăn sống giải khát, nấu canh dưa chuột trứng cũng được.

Cucurbitacin C có trong dưa chuột có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể người và có tác dụng chống khối u. Alanine, arginine và glutamine trong dưa chuột có tác dụng hỗ trợ điều trị nhất định cho bệnh nhân gan, cellulose trong dưa chuột cũng có thể thúc đẩy việc đào thải các chất cặn bã trong ruột người.

Dưa chuột tính hàn, do đó, tỳ vị hư nhược, đau bụng, tiêu chảy, ho do phế hàn nên ăn ít. Dưa chuột hạn chế làm nóng ở nhiệt độ cao, và tốt nhất là ăn sống hoặc làm salad.

8. Hoa cúc

Các cánh hoa cúc thanh thơm dịu mát chứa 17 loại axit amin, rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng khác nhau. Hoa cúc hãm trà là đơn giản nhất, liều lượng thường là 5 ~ 10 g, và nhiệt độ nước là khoảng 70°C là thích hợp nhất.

Ngoài việc ngâm hãm riêng biệt, trà hoa cúc có tác dụng khác nhau khi kết hợp với các loại thuốc thảo mộc khác nhau. Hoa cúc phối hơp Kim ngân hoa có thể làm giảm các triệu chứng ban đầu của phong nhiệt cảm mạo, làm giảm đau họng, lở miệng, v.v … Nếu kết hợp với Quyết minh tử, nó có thể làm giảm chóng mặt hoa mắt, sưng và đau; nếu đau họng, khô, ngứa kết hợp với Bàng đại hải có hiệu quả giảm triệu chứng; phối với Kỷ tử bổ can thận, thêm lá dâu trị cảm mạo.

9. Mật ong

Theo “Bản thảo cương mục”, mật ong có tác dụng “thanh nhiệt, giải độc, nhuận táo”. Sau khi dậy sớm, hãy uống một cốc nước mật ong ấm để giúp hóa giải thử nhiệt.

Liên Hoa
Theo sohu.com