Các bác sĩ sẽ bắt mạch, xem lưỡi bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh, nhất là trong Đông y. Tuy nhiên, có một số thực phẩm sẽ khiến việc chẩn đoán khó khăn hơn, dễ nhầm lẫn…, bạn không nên ăn trước khi đi khám bệnh.

Trong y học cổ truyền rất coi trọng “Tứ chẩn”, bao gồm “vọng” (nhìn), “văn” (ngửi, nghe), “vấn” (hỏi), “thiết” (bắt mạch, sờ nắn). Khi nhìn biểu hiện màu sắc của lưỡi có thể trực tiếp liên quan tới sự hàn nhiệt thực hư biện chứng bên trong cơ thể, xem mạch đập thế nào từ đó biết bệnh nằm ở đâu.

Do đó trước khi đi khám bác sĩ y học cổ truyền, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

1. Không nên uống các loại thực phẩm có màu trắng sữa ví dụ như sữa bò, sữa đậu nành…; uống những loại đồ uống đó sẽ làm cho tưa lưỡi có màu trắng, dễ làm bác sĩ chẩn đoán nhầm.

2. Không nên ăn các loại thực phẩm có màu đậm như quả trám, ô mai, quả thanh mai (dương mai)… Nguyên nhân vì những quả này dễ làm sắc tư lưỡi thành màu đen gây chẩn đoán nhầm.

Image result for lá mơ lông

Ăn nhiều lá mơ lông sống cũng khiến lưỡi của bạn đen sì trong vòng mấy ngày liền.

3. Không nên uống rượu, ăn đồ cay nóng hoặc những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Nguyên nhân vì rượu, đồ cay nóng đều có tính nhiệt, làm tăng nhanh tốc độ vận hành khí huyết, chất lưỡi cũng sẽ trở nên đỏ hơn, bựa lưỡi sẽ ít hơn, mạch đập nhanh hơn, ảnh hưởng tới quá trình chẩn đoán bệnh.

4. Không nên uống cafe và ăn các loại thực phẩm có màu vàng như quýt…; khi ăn các loại thực phẩm có màu vàng cũng sẽ làm tưa lưỡi chuyển thành màu vàng, dễ gây chẩn đoán nhầm.

Image result for uống cafe

5. Không nên ăn lạc, hạt dưa, quả óc chó; nguyên nhân vì đây là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao, từ đó cũng sẽ làm bựa lưỡi chuyển thành màu trắng, gây chẩn đoán nhầm cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh.

6. Không nên đi khám bệnh sau khi ăn cơm, trừ trường hợp khẩn cấp; nguyên nhân vì sau khi ăn xong mạch hồng (mạch chạy đùn đùn như nước lên) và chậm hơn, sắc lưỡi trở nên hồng hơn. Thêm vào đó, một số loại thực phẩm dễ làm bựa lưỡi thay đổi màu sắc; như vậy càng dễ làm bác sĩ chẩn đoán nhầm (thời gian chẩn đoán tốt nhất là 1h sau khi ăn). Cũng không nên khám bệnh khi đang lúc bụng đói cồn cào.

Tốt nhất đi bắt mạch vào buổi sáng, không cần đánh răng.  Lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hòa, khí huyết chưa loạn, có thể đọc bệnh chính xác hơn.

7. Sau khi vận động thể dục mạnh không nên đi bắt mạch khám bệnh; lúc này sẽ ảnh hưởng tới việc bắt mạch của bác sĩ, dễ phủ nhận những biểu hiện khác của bệnh khi bắt mạch.

Theo secretchina

 Kiên Định biên dịch

Xem thêm: