Niềm tin và sự lựa chọn có thể quyết định số phận của bạn, thậm chí còn hơn thế nữa! Dưới đây là câu chuyện đời thật của giáo sư Uông Chí Viễn, người mắc bệnh xơ cứng teo cơ ALS – căn bệnh mà đã khiến nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking phải sống lệ thuộc vào chiếc xe lăn mấy chục năm qua.
Đỉnh cao của khoa học hiện đại không cứu vãn được sức khỏe con người
Nhắc đến giáo sư vật lý nổi tiếng Stephen Hawking, giới đam mê khoa học lập tức liên tưởng đến tác giả của hàng loạt công trình về vũ trụ, những dải ngân hà, lỗ đen, chìa khóa mở cửa vào vũ trụ… Ông bị bệnh xơ cứng teo cơ ALS ngay từ lúc mới 21 tuổi khi vẫn đang còn là sinh viên tại Đại học Oxford.
ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis) còn được gọi là hội chứng bệnh thần kinh vận động, bệnh nhân dần dần bị suy yếu, bị teo cơ bắp và tủy sống bị ảnh hưởng. Triệu chứng bắt đầu từ các chi và phát triển dần lên các cơ ngực, thậm chí ngay cả những cơ nhỏ kiểm soát hoạt động phát ra âm thanh và những chuyển động của mắt cũng bị ảnh hưởng. Toàn cơ thể người bệnh xuất hiện trạng thái như bị đông lạnh.
Hẳn bạn đã nghe nói đến chương trình “Thử thách dội nước đá” – Ice Bucket Challenge – với sự tham gia của nhiều người nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Steven Spielberg và Lady Gaga,… nhằm nâng cao nhận thức và gây quỹ nghiên cứu về căn bệnh kỳ quái này.
Rất nhiều doanh nhân và người nổi tiếng đã tham gia “Thử thách dội nước đá” trong chương trình nâng cao nhận thức về căn bệnh teo cơ ALS.
Với một ý thức tỉnh táo, bệnh nhân ALS hoàn toàn ý thức được rằng cơ thể mình đang dần dần bị hủy hoại. Họ bị mất khả năng nói hay diễn đạt bản thân. Không thể đi, thở, hay ăn uống được và dần dần cơ thể chỉ còn da bọc xương, cuối cùng, bệnh nhân sẽ chết vì nghẹt thở, thông thường trong vòng từ ba đến năm năm kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Cho đến ngày nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân và phương pháp điều trị cho ALS. Tổ chức Y tế Thế giới xếp nó vào một trong năm chứng nan y hàng đầu với chỉ có 4% bệnh nhân sống sót quá 10 năm. Bệnh chỉ được phát hiện khi các triệu chứng đã trở nên rõ ràng, đó cũng là lúc bệnh nhân nhanh chóng bị suy sụp, họ cảm nhận được hy vọng sống bị mất dần đi sau mỗi ngày.
Người ta thật ái ngại khi chứng kiến tình cảnh giáo sư Stephen Hawking như vậy, nhưng các bác sỹ vẫn cho rằng trường hợp của ông là cực kỳ hy hữu và vô cùng may mắn khi còn sống đến lúc này mặc dù phải lệ thuộc vào xe lăn và không thể tự chăm sóc bản thân.
Tuy nhiên câu chuyện xảy ra với giáo sư Uông Chí Viễn, cũng là một bệnh nhân ALS thì lại khác hẳn. Vào lúc ông chấp nhận buông tay thì một kỳ tích đã xảy ra, ông không những không bị liệt hay tử vong mà còn khôi phục được hoàn toàn sinh lực như chưa từng bị bệnh.
Đấu tranh để sống sót sau khi chẩn đoán mắc bệnh nan y
Ông Uông tốt nghiệp Đại học Quân y số 4 ở Trung Quốc vào những năm 1970. Sau Cách mạng Văn hóa, ông là thành viên của Ủy ban Khoa học và Công nghệ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và làm trong Ban Biên tập của tạp chí Quân y Hàng không.
Năm 1983, khi sự nghiệp đang thăng tiến, là bác sỹ trưởng chuyên cung cấp các phương pháp điều trị y tế cho nhiều bệnh nhân, ông phát hiện thấy mình phát triển các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ một bên.
“Chưa đầy ba tháng sau khi được chẩn đoán bị mắc ALS, cân nặng của tôi từ 75 kg đã giảm xuống chỉ còn 59 kg. Tôi đã yếu như thế nào? Tôi cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt thậm chí chỉ bước lên được có một bậc cầu thang,” ông nhớ lại.
Mặc dù hiểu quá rõ bản chất của căn bệnh này, nhưng ông Uông Chí Viễn vẫn không từ bỏ hy vọng. Hầu hết các bạn học và bạn bè của ông đều là những giám đốc, phó giám đốc, giáo sư, và phó giáo sư tại các bệnh viện lớn, còn vợ ông thì là bác sỹ phụ trách khoa thần kinh. Ông có cơ hội tiếp cận rất tốt, nếu không nói là tốt nhất, với khoa học và các phương pháp điều trị y học hiện đại ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi đã tới nhiều nơi để gặp các chuyên gia y tế nổi tiếng nhất Trung Quốc và cũng đã nhiều lần thử học cổ truyền Trung Quốc, các bài thuốc dân gian, và khí công, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Ông chỉ có thể bất lực nhìn cơ bắp của mình tiếp tục teo đi.
Trong suốt cả quãng thời gian vợ ông mang thai, ông Uông đã phải nhập viện và không thể ở nhà để chăm sóc bà ấy, và chỉ được nhìn thấy con trai mình sau khi cháu được sinh ra hai giờ đồng hồ. Khi được về nhà, ông cũng không thể làm gì được. Thậm chí ông còn không có đủ sức để để ý về những gì đang xảy ra trong ngôi nhà của mình. Ông trở nên rất cục cằn, nóng tính, như thể ông đã bị biến thành một con người hoàn toàn khác hẳn.
Vợ ông tuyệt vọng: “Kể từ nay, tôi sẽ là niềm hy vọng duy nhất cho gia đình này!”
Tìm kiếm phương pháp chữa trị hiện đại nhất vẫn vô vọng
Vợ ông cũng là một bác sỹ, bà đã đặt hết niềm hy vọng cuối cùng của mình vào trường Y khoa Harvard, một viện y khoa hàng đầu cách xa hàng ngàn dặm. Thông qua làm việc vất vả, bà đã được vào làm việc ở trường. Tuy nhiên, bà vẫn không tìm được phương pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn quá trình tiến triển bệnh tật của chồng mình.
Ba năm sau, ông Uông cũng được nhận vào trường này để làm các nghiên cứu về tim mạch.
Hai lần ông bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa, và ông trở nên yếu hơn. Lần xuất huyết thứ hai xảy ra sau khi ông tới Hoa Kỳ. Ông không được truyền máu để tránh bị nhiễm trùng, mức huyết cầu tố của ông giảm xuống còn 6g, thấp hơn một nửa mức bình thường.
Huyết cầu tố giúp vận chuyển oxy lưu thông trong máu. Việc lượng oxy cung cấp cho não bị giảm có thể dẫn đến mất trí nhớ. Ông không những đã quên cả công việc trong phòng thí nghiệm, mà còn quên cả đường về nhà. Khi về tới nhà, ông phải nằm trên giường và không làm được gì cả.
“Không còn làm gì được nữa. Hãy tưởng tượng tôi cảm thấy như thế nào. Là một bác sỹ, tôi biết rằng không còn hy vọng gì nữa rồi. Tôi đã ở trong bờ vực của suy sụp,” ông Uông nói.
Cuộc sống và hy vọng đã trở lại
Tháng 02 năm 1998, thời tiết ở Boston bắt đầu ấm dần, và mùa xuân đến sớm. Chuỗi ngày dài tuyệt vọng của ông Uông cũng đã tới hồi kết, cuộc sống của ông chuyển sang bước ngoặt mới. Ông nhận được một lá thư từ một người bạn ở Trung Quốc và nó đã thay đổi định mệnh tưởng chừng như không thể xoay chuyển được của ông.
Người bạn nói: “Tôi tìm được rồi! Tôi tu luyện Pháp Luân Công đã được nửa năm rồi. Pháp môn này không những nâng cao về sức khỏe thể chất, mà còn là pháp môn tu luyện để đưa người ta lên cao tầng. Pháp này đúng thực là chính Pháp, là Pháp tốt nhất!” người bạn đó đã chia sẻ niềm say mê các môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc với ông Uông, và hy vọng ông có thể hồi phục nhờ tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).
Sau khi đọc xong thư, ông Uông đã ngay lập tức đi tìm kiếm Pháp Luân Công. Cuối cùng, ông đã tìm được một lớp học qua băng video kéo dài chín ngày tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
“Ngày đầu tiên, chúng tôi xem video bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí trong hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, các học viên lâu năm dạy chúng tôi luyện các bài công pháp. Ngay khi vừa ngồi kiết già (một cách lỏng lẻo), tôi cảm thấy một luồng nhiệt tuôn xuống từ đỉnh đầu tới các ngón chân với một trường năng lượng mạnh mẽ mà tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi…”.
Hôm đó, sau khi bận rộn trong phòng thí nghiệm suốt cả ngày, ông trở về nhà sau khi lớp học kết thúc vào lúc nửa đêm. “Nếu đó là một ngày như bao ngày trước, thì tôi không thể trụ được lâu như vậy. Tôi ngạc nhiên làm thế nào mà tâm trí tôi lại có thể tỉnh táo được như vậy, sao mắt tôi có thể sáng như vậy, thính giác của tôi có thể thính nhạy như vậy. Tôi cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng – một cảm giác mà tôi đã quên mất hơn cả chục năm trời!”
Sau khi khóa học chín ngày kết thúc, Uông Chí Viễn vẫn rất háo hức nghe đi nghe lại băng thâu âm các bài giảng của Pháp Luân Công. Ông nghe trong khi đang đi, nghe trong khi ăn, và đôi khi còn luyện các bài công pháp cả trong những giấc mơ. Sau đó, mỗi ngày, ông bắt đầu đọc một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công), đôi khi là hai, ba bài một ngày.
Chỉ trong vòng ba tháng kể từ khi ông Uông Chí Viễn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, không chỉ mọi triệu chứng bệnh tật của ông đã biến mất, mà ông đã tăng cân trở lại, thậm chí còn nặng hơn cả trước khi bị bệnh. Năng lượng và trí nhớ đã trở lại, chứng co giật, teo và yếu cơ đã biến mất. Mức huyết cầu đã trở lại bình thường. Xét từ góc độ y học, các tế bào máu đỏ có tuổi thọ là khoảng 120 ngày. Mà mức huyết cầu của ông đã khôi phục được chỉ trong vòng 90 ngày, đó quả là một kỳ tích.
Sau đó, ông Uông Chí Viễn đã tới làm việc ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Các kiểm tra sức khỏe cho các nhân viên mới cho thấy sức khỏe của ông đã hoàn toàn hồi phục! Ông tràn đầy năng lượng và chỉ ngủ năm giờ mỗi ngày. Trong thời gian trước khi hồi phục, ông vẫn cảm thấy không tỉnh táo ngay cả sau khi đã ngủ hàng chục tiếng đồng hồ. Khi một phóng viên của tờ Boston Globe tới phỏng vấn ông, anh ấy đã không tin vào mắt mình “Ông Uông đang chạy bộ!”
Một khoa học siêu thường
Đã 16 năm kể từ khi sức khỏe của ông được hồi phục vào năm 1998. Sự hồi phục thần kỳ của mình, và trên cương vị là một giáo sư trong lĩnh vực y học, ông Uông Chí Viễn đã nói với một cảm xúc sâu sắc:
“Đây là những gì mà khoa học thực nghiệm hiện nay không thể giải thích, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học siêu thường. Nó giống như những khám phá khoa học mới. Đầu tiên, người ta không hiểu những khám phá mới đó, nhưng sau này người ta học cách để chấp nhận nó. Có thể nó cũng có một quá trình như vậy để cho người ta hiểu được Pháp Luân Công.”
Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Uông Chí Viễn đã hiểu được rằng tư tưởng của con người và cơ thể vật chất là có sự liên kết chặt chẽ. Khi cơ thể con người thuận theo tự nhiên, nó có khả năng chống lại các yếu tố khắc nghiệt từ môi trường bên ngoài.
Trong thế giới hiện đại, tư tưởng của con người ngày càng trở lên phức tạp. Khi những tư tưởng của con người không còn thuần tịnh nữa, thì những cơ chế bình thường của cơ thể bị gián đoạn và trở nên mất cân bằng, do đó họ sẽ bị bệnh. Tu luyện Pháp Luân Công có thể sửa chữa những cơ chế của cơ thể con người và khôi phục chúng trở về trạng thái bình thường ban đầu hay thậm chí còn ở tình trạng tốt hơn.
Ông Uông nói:
“Sức khỏe thân thể của người ta có quan hệ rất mật thiết với trạng thái tinh thần của họ. Một người tốt bụng, chân thành, lạc quan và cởi mở sẽ có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện cả tâm và thân, nó cho phép người ta đạt được một sức khỏe tốt với những tư tưởng cao thượng, để trở thành một người tốt thực sự, và thậm chí là một người với những năng lực siêu thường.”
Trong số những học viên Pháp Luân Công, sự hồi phục kỳ diệu của ông Uông Chí Viễn không phải là trường hợp cá biệt. Có vô số người thuộc các dân tộc khác nhau, mắc các căn bệnh hiểm nghèo đã được hồi sinh cả tâm lẫn thân sau khi bắt đầu tu luyện.
Khi nhận thấy rõ rằng khoa học hiện đại không thể giải quyết vấn đề của mình, giáo sư Uông đã đặt trọn niềm tin vào một môn khí công cổ xưa mà ông gọi là “Khoa học siêu thường”, trong đó cũng giảng về quy luật vũ trụ, các loại vật chất, năng lượng và mối liên hệ với thân thể người. Và niềm tin đó đã mang lại cuộc sống và hy vọng cho ông như hiện nay ai cũng thấy. Giả sử ông cũng lại phản bác lại hết thảy các lý luận đó, chỉ đơn giản là vì nhìn không thấy, sờ không được (thậm chí ngay cả khi dùng những máy dò tìm tối tân nhất), thì liệu giờ ông Uông sẽ ra sao?
***
Mặc dù y học hiện đại liên tục phát triển, giúp tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cho nhiều bệnh khác nhau nhưng thực tế nhân loại vẫn đang phải bó tay trước hàng loạt các vấn đề như ung thư, tiểu đường, HIV,… Không thể điều trị được bằng các phương pháp Tây y và Đông y thông thường, nhiều bệnh nhân nan y đành sống chung với lũ trong khi chờ đợi cái chết đến, nhưng cũng có rất nhiều người may mắn khỏi bệnh một cách kỳ diệu nhờ tập luyện khí công.
Tuy không có bệnh viện khí công, nhưng hiệu quả chữa bệnh khỏe người bằng khí công là không thể phủ nhận được. Trong loạt bài này, Ban Biên tập chuyên mục Sức khỏe sẽ đăng lại một số câu chuyện của những người bệnh nan y tưởng chừng không còn hy vọng nhưng đã “hồi sinh” nhờ tập luyện Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện cổ xưa của Trung Quốc trong loạt bài với chủ đề “Cuộc sống và hy vọng đã quay trở lại”.
Về cơ bản, Pháp Luân Công, gồm 5 bài tập nhẹ nhàng và các bài giảng thực hành theo nguyên lý CHÂN – THIỆN – NHẪN để trở thành người tốt, hiện đã được phổ biến tại hơn 100 nước trên thế giới với khoảng 100 triệu người theo tập. Những người tập luyện Pháp Luân Công thuộc về đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội, trong đó rất nhiều người có trình độ tri thức cao, có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư…. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thân thể những người tu luyện Pháp Luân Công, tuy chưa giải thích hết được cơ chế, nhưng đã ghi nhận sự cải thiện ở mức độ hoạt động miễn dịch, hoạt động của gen, nồng độ các hoóc-môn…
Tại Trung Quốc, khảo sát thực hiện vào năm 1998 trên hơn 35.000 người tu luyện Pháp Luân Công cho thấy hiệu quả chữa lành bệnh của Pháp Luân Công là hơn 98%, trong đó bao gồm nhiều chứng bệnh nan y.
Cho đến nay, Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3000 bằng khen và công nhận của chính phủ các nước vì những lợi ích mà môn tập này mang lại cho người học. Trong khi nhiều môn khác chú trọng vào hình thức và các động tác, thì Pháp Luân Công lại nhấn mạnh yêu cầu về giữ gìn tâm tính theo tiêu chuẩn CHÂN-THIỆN-NHẪN, nội tâm càng an hòa, đạo đức càng thăng hoa thì hiệu quả thu được càng lớn. Thực ra, điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận Trung y cổ xưa, các bậc danh y nổi tiếng đều khẳng định rằng, việc giữ gìn sức khỏe cốt yếu nằm ở tu dưỡng đạo đức. Ngày nay, bằng máy móc hiện đại, các nhà nghiên cứu cũng thấy được mối liên hệ tâm – thân này, thấy các suy nghĩ xấu khiến thân thể sinh ra nhiều chất độc hại cho thần kinh và cơ thể.
Điểm nổi bật của Pháp Luân Công là chỉ rõ ra được mối liên hệ giữa sức khỏe thân thể và việc tu luyện tâm tính, từ đó không chỉ khiến người theo tập đạt được thân thể người khỏe mạnh, mà đạo đức cũng được đề cao.
Vì lợi ích của cộng đồng, vì những người còn đang tuyệt vọng trong bệnh tật, vì những người hướng thiện và ưa chuộng CHÂN-THIỆN-NHẪN, chúng tôi mong muốn giới thiệu đến nhiều người hơn nữa vẻ đẹp của Pháp Luân Công, mong ai cũng có thể thu được lợi ích từ môn tập này. Tập luyện Pháp Luân Công hoàn toàn tự nguyện và không có bất kỳ ràng buộc gì. Bạn tự do luyện tập và có thể ngưng bất kỳ lúc nào. Bạn có thể tự học thông qua các tài liệu hướng dẫn trên trang www.phapluan.org.
Cuối cùng, chúng tôi tin rằng, không có nghiên cứu nào hoặc lời khuyên nào giá trị bằng chính những trải nghiệm cá nhân của bạn, và đó là cách để bạn có thể nhận ra được vẻ đẹp thực sự của Pháp Luân Công.
Ban biên tập Chuyên mục Sức khỏe – Thời báo Đại Kỷ Nguyên VN
Xem thêm:
- Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
- Hơn 166.000 người kiện Giang Trạch Dân và sức mạnh của chính nghĩa
- Số người kiện Giang Trạch Dân đã vượt quá 160 nghìn: Cơ hội tốt cho những ai bức hại Pháp Luân Công thức tỉnh
- Cuộc sống và hy vọng đã quay trở lại: Câu chuyện của một bệnh nhân ung thư tụy đã sống sót