Dị ứng do nhiệt độ hạ xuống được cho là một bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, khiến cô gái trẻ nổi những vết phát ban giống như bị bỏng hay bị ong đốt.

Báo Dân Việt đưa tin, Arianna Kent (21 tuổi) bị nổi mề đay do cảm lạnh và nguy cơ bị sốc phản vệ khi nhiệt độ giảm. Toàn bộ cơ thể của cô bị bao phủ bởi những mảng ngứa đỏ, da như bị bỏng rộp.

Arianna sống ở Edmonton, Canada, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -40°C, khi nhiệt độ xuống quá thấp như vậy, cô thường tránh đi ra khỏi nhà. Những lúc thật sự cần thiết như đi học, cô buộc phải đứng 5 phút ở ngoài trời để thích nghi dần và tránh cơ thể bị sốc nhiệt đột ngột.

Những nốt mẩn ngứa khó chịu khiến Arianna sợ hãi mỗi khi mùa đông tới (ảnh: Dailymail).

Hằng ngày Arianna có hàng nghìn phản ứng khác nhau, lúc nào cô cũng cẩn trọng với những công việc như đi bộ, mở tủ lạnh, ăn kem hoặc cầm ly nước đá.

Arianna nói: “Đó là một quá trình diễn ra từ từ, bắt đầu từ những nốt nhỏ trên cánh tay, sau đó lan rộng và to dần lên, sau đó cả cơ thể như bị sưng phồng. Nó làm da của tôi bị bỏng, ngứa, cổ họng như bị hen suyễn khiến hơi thở khò khè và đôi lúc còn cảm thấy khó thở”.

Tình trạng của Arianna kỳ lạ đến nỗi mọi người không tin là có thật, có khi 1 tháng cô phải nhập viện 3 lần khiến cho các bác sĩ rất bối rối. Đây là một căn bệnh dị ứng kỳ lạ và hiếm gặp, thường mọi người nghĩ rằng đó là một trò đùa.

“Ngay cả khi tôi đến bệnh viện và giải thích với bác sĩ là tôi bị dị ứng với cái lạnh, một số người còn nhìn tôi như một người điên”, Arianna nói thêm.

Adrianna đã phải nhập viện nhiều lần (ảnh: Dailymail).

Báo Zing cho biết, Arianna bị phản ứng lần đầu năm 14 tuổi, khi cô bị nổi mề đay và khó thở trong lúc dọn tuyết. Ban đầu, cô tưởng mình bị dị ứng thức ăn. Nhưng sau khi tìm hiểu, cô đã có câu trả lời.

Nếu có các phản ứng nhẹ, Arianna phải làm ấm cơ thể dần dần bằng cách mặc thêm đồ. Nếu phản ứng quá nặng và phải nhập viện, cô thường được tiêm thuốc Epinephin và truyền dịch ấm. Arianna phải kiêng tuyệt đối các các loại thực phẩm từ pho mát, sữa chua, kem, dưa chua, dứa và thịt lên men.

Arianna chia sẻ: “Tôi có thể tránh bể bơi hoặc đồ uống lạnh, nhưng không thể biết khi nào trời mưa hay chuyển lạnh”.

Theo Tổ chức Quốc gia về Bệnh hiếm gặp, mề đay lạnh chiếm khoảng 1/3 trong tổng số các trường hợp mắc bệnh mề đay. Thống kê của cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia cho biết, cứ 5 người lại có một người mắc chứng mề đay ở một thời điểm nào đó. Nguyên nhân chính xác gây ra chứng mề đay lạnh vẫn chưa rõ. 

Nguyên nhân chính xác gây ra chứng mề đay lạnh vẫn chưa rõ (ảnh: Dailymail).

Vietnamnet thông tin, nổi mề đay gọi là dị ứng với nhiệt độ lạnh (sau khi tắm vào, hay sau khi đi mưa về hoặc trong mùa mà thời tiết có nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ bình thường), một số người có thể bị nổi mề đay hoặc phát ban. Các triệu chứng khác bao gồm sưng tay khi cầm các vật lạnh, môi và họng khi uống đồ uống ướp lạnh.

Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên, có các đối tượng dễ mắc bệnh hơn, đó là trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh cũng hay tái phát ở những người này. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi… cũng dễ bị nổi mề đay khi nhiễm lạnh.

Trong trường hợp nghiêm trọng khi toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị ngất xỉu, sưng lưỡi và cổ họng, có thể tắt thở. Nổi mề đay lạnh thường tự biến mất nhưng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin và tránh nhiệt độ dưới 4°C.

Video xem thêm: Thanh niên đẩy khỉ xuống nước nhận thương tích đầy mồm

videoinfo__video3.dkn.tv||341730480__