Nếu đột nhiên bị xì hơi mà xung quanh có nhiều người, thì hẳn “khổ chủ” sẽ rất xấu hổ. Chỉ cần bị trướng bụng, tiêu hóa không tốt, thì sẽ sinh ra khí thừa.
Liên tục xì hơi, phải xem nguyên nhân do đâu?
Liên tục xì hơi có thể là do tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị tiêu chảy, phân mềm, nếu do triệu trứng này thì bạn nên dùng thuốc bắc để điều chỉnh. Một nguyên nhân nữa là đi đại tiện phân vừa cứng vừa thối, và nhiều, thì rất có khả năng là mấy ngày bạn mới đi đại tiện một lần. Như vậy bạn cần làm sạch và thải độc đường ruột, giúp cơ thể giảm bớt gánh nặng thì mới khiến bạn không bị xì hơi nhiều.
Tại sao phân ứ đọng nhiều lại sinh ra khí? Vì khi đó vẫn còn có rất nhiều thứ vẫn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, và liên tục được tích tụ trong đường ruột. Nếu để lâu sẽ lên men, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tạo ra độc tố và khí độc, rất có hại cho cơ thể. Không những sẽ dẫn đến xì hơi, mà còn khiến tổn thương da, viêm da. Đường ruột chứa độc tố thời gian lâu cũng dễ biến tính và sản sinh ra các tế bào không tốt, sẽ rất nguy hiểm.
Nếu như phần bụng bị trướng, không có cảm giác ngon miệng, dễ bị nôn, tiêu chảy đau bụng, nhìn thấy nước cũng không muốn uống, tứ chi vô lực, rất dễ mệt mỏi, đây là hiện tượng bị cảm lạnh. Phương pháp chữa xì hơi đối với hiện tượng này, chúng ta có thể dùng: Cây Thương truật, Bạch truật, mộc lan, phục linh, quế, gừng đun để lấy nước uống.
Nếu chỉ bị bụng trướng, xi hơi không có mùi, tiêu hóa không tốt, thì ăn thứ nóng sẽ rất dễ chịu, chúng ta có thể dùng: Nhân sâm, gừng khô, bạch truật, đun lấy nước uống.
Nếu như đi phân mềm mà lại có mùi khó chịu, tâm trạng phiền muộn, cảm giác buồn nôn, nước tiểu có mùi hơi đậm, thì chúng ta có thể thường xuyên dùng hoàng liên, mộc lan, bán hạ bắc.
Nếu như tiêu hóa không tốt, thường bị trướng bụng và đau, ợ chua, nhìn thức ăn cảm giác ghê cổ, đi phân mềm và không có mùi. Chúng ta có thể dùng thần khúc, quả mận bắc, củ cải sẽ tốt cho tiêu hóa, tỳ và dạ dày.
Nếu như bị táo bón, miệng lưỡi khô, đầy bụng và đau, thì nhất định phải giải nhiệt, có thể dùng: cây đại hoàng, mộc lan, cam ba lá.
Nếu như xì hơi có mùi rất khó chịu, thì có thể bạn đã ăn quá nhiều thịt, nhưng cũng có thể do một vài chứng bệnh như: Khuẩn lỵ, bệnh lị a-míp, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng xuất huyết… Còn có một nguyên nhân khác, nếu như bạn ăn quá nhiều tỏi, hành tây, rau hẹ và những thực phẩm có tính kích thích mạnh, thì cũng sẽ sinh ra khí thừa có mùi rất khó chịu, tuy nhiên đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Khí được sinh ra sau khi thức ăn được tiêu hóa, đó là dạng khí thừa, có chứa nitrogen, CO2, hydro, mê-tan. Nó rất không tốt đối với cơ thể, có thể dẫn đến tâm trạng buồn bực, trướng bụng… Chúng ta nên tích cực cải thiện tình trạng tiêu hóa không tốt, để cơ thể có thể đạt được trạng thái khỏe mạnh nhất.
Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch