Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Nhưng uống bổ sung kẽm để chống lại nhiễm trùng đường hô hấp có thể gặp nhiều rắc rối.
Từ lâu trước khi kẽm được biết đến như là một phương thuốc chữa cảm lạnh, nó là một kim loại hiếm. Một người Đức lúc xưa đặt tên cho nó là Zink – nghĩa là đỉnh hoặc nhọn. Nó đã được đề cập lần đầu tiên ở phương Tây bởi Paracelsus, một lương y Thụy Sĩ nổi tiếng và là nhà giả kim của thế kỷ thứ 16, mặc dù Ấn Độ đã phát triển kỹ thuật luyện kẽm từ một vài trăm năm trước.
Kẽm là một kim loại giòn, nhưng nó không gỉ vì vậy nó được sử dụng để bảo vệ các kim loại khác như sắt, để tránh bị ăn mòn. Ngày nay, kẽm có vô số ứng dụng trong ngành công nghiệp chế tạo pin năng lượng cho đến ngành công nghiệp cao su và kết quả là có khá nhiều kẽm được tìm thấy trong nước và môi trường. Năm 1983, kẽm thay thế đồng và trở thành kim loại chính trong đồng tiền xu Mỹ.
Tầm quan trọng của kẽm đối với sức khỏe con người đã được chỉ ra từ 50 năm trước đây với những dấu hiệu do thiếu hụt kẽm trong thế giới đang phát triển. Trường hợp có những triệu chứng của kém phát triển, bệnh tiêu chảy cấp và rối loạn chức năng miễn dịch, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy hàm lượng kẽm trong đất trồng thấp; dân số hấp thu kẽm kém do nồng độacid phytic cao trong chế độ ăn chủ yếu từ ngũ cốc.
Trong cơ thể chúng ta, kẽm có một mối quan hệ mật thiết với cadmium, một kim loại nặng cực độc được tạo ra tự nhiên trong môi trường, và cũng được sử dụng trong sản xuất dầu hydro hóa, thuốc lá, cà phê hòa tan, và cola. Nếu nồng độ kẽm quá thấp, cơ thể trở nên dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với cadmium. Còn khi nồng độ kẽm đầy đủ thì sẽ ngăn chặn sự hấp thụ cadmium.
Một số hệ thống cơ quan và các chuyển hóa của cơ thể đòi hỏi phải có kẽm để hoạt động chính xác. Kẽm đóng góp để chữa lành vết thương, khả năng sinh sản, tăng trưởng tế bào, sức khỏe của xương và cần thiết để thực hiện chức năng ngửi, nếm và tạo cảm giác ngon miệng.
Hàu, cá trích và thịt đỏ là loại thực phẩm có nồng độ kẽm cao nhất. Kẽm cũng được tìm thấy trong hạt bí ngô, đậu lăng và rau bina. Nếu bạn muốn tối ưu hóa lượng kẽm của bạn thông qua chế độ ăn uống, hãy nhai thức ăn kỹ. Kẽm bổ sung thường mang hình dạng một hình thoi vì nó dễ hấp thụ tốt trong miệng.
Thiếu và thừa
Thiếu kẽm vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Theo Hiệp hội Kẽm quốc tế phi lợi nhuận, thiếu kẽm được xếp hạng năm trong các yếu tố hàng đầu dẫn đến nguy cơ gây bệnh.
Với nền công nghiệp hóa toàn cầu, tình trạng thiếu kẽm là rất hiếm, nhưng bổ sung kẽm thì phổ biến. Kẽm có trong viên ngậm, xirô, thuốc xịt mũi, và các loại thuốc khác.
Khi mua thuốc bổ sung kẽm, hãy xem xét chelator – một loại axit hữu cơ cần thiết cho các tế bào và mô để hấp thụ chất khoáng. Một nghiên cứu so sánh từ năm 1987 xác định, kẽm dạng picolinate là dễ hấp thu nhất. Kẽm citrate thường được dùng trong kem đánh răng và nước súc miệng để ngăn ngừa mảng bám.
Từ những năm 1980, việc bổ sung kẽm được biết đến là có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và cúm. Các ion trong kẽm đã được chứng minh để chỉ ra đặc tính kháng virus, và một nghiên cứu được công bố trên JAMA trong tháng 04/2014 cho thấy bổ sung kẽm có thể giảm đi một ngày bệnh. Các nghiên cứu trước đây gợi ý rằng dùng kẽm vào giai đoạn đầu nhiễm trùng cũng có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng.
Bổ sung kẽm cũng được đẩy mạnh để tăng ham muốn tình dục nam giới, hoặc là một sản phẩm bổ sung tăng cường sức mạnh cho các vận động viên. Nhưng nhiều quá có thể gây ra một số vấn đề, một số người rất dễ bị dùng kẽm quá liều. Trong năm 2009, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cảnh báo người tiêu dùng nên chống sử dụng Zicam – một loạt thuốc xịt mũi có kẽm đê trị cảm lạnh/cúm – – vì 130 người đã báo cáo mất khứu giác trong 2 liều đầu tiên.
Sự thừa kẽm có thể dẫn đến các triệu chứng khác như thấy có vị kim loại trong miệng, nhức đầu, nôn mửa và tiêu chảy. Nồng độ kẽm cao cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác.
Các Viện Y tế Quốc gia tư vấn không quá 40mg kẽm mỗi ngày.
Vậy thì bao nhiêu là quá nhiều? Một số chuyên gia y tế tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng hàm lượng thích hợp, và bổ sung thường là không cần thiết, nhưng nhu cầu cá nhân và tỷ lệ hấp thụ có thể khác nhau. Hiệp hội Kẽm Quốc tế cho rằng trẻ em, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, các vận động viên, người ăn chay và người cao tuổi thường cần nhiều kẽm hơn. Các Viện Y tế Quốc gia tư vấn không quá 40mg kẽm mỗi ngày.
Bởi Conan Milner, Epoch Times