Theo nhiều nghiên cứu, chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng ngăn chặn khối u mới hình thành và bảo toàn cho các tế bào khỏe mạnh. Đặc biệt, 6-shogaol trong gừng sấy có hiệu quả loại bỏ tế bào ung thư cao gấp 10.000 lần so với Taxol – thuốc dùng trong hóa trị.
Gừng có khả năng chống ung thư mạnh mẽ
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh Lý học, Sinh Lý bệnh học và Dược học quốc tế, gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có ung thư.
Khi gừng tươi được sấy khô, các hợp chất mới được hình thành. Một trong số đó là hợp chất 6-shogaol. Hợp chất này khiến gừng khô có mùi và vị nồng hơn gừng tươi. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytochemistry cũng khẳng định, shogaol là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.
Nghiên cứu gần đây về chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Điển hình là nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ. Theo đó, chất 6-shagaol từ gừng khô ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dược học Anh, cho thấy, chất 6-shogaol có thể ức chế sự lây lan của khối u ung thư vú. Ngoài ra thành phần này còn ức chế sự phát triển của các cục u vú.
Nếu so với thuốc điều trị ung thư Taxol, 6-shogaol vượt trội hơn hẳn về khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và khối u. Các nhà nghiên cứu cho hay, khi liều lượng thuốc điều trị ung thư Taxol tăng lên, 6-shogaol cũng chứng minh hiệu quả cao hơn 10.000 lần so với Taxol trong việc loại bỏ các tế bào gốc ung thư, ngăn chặn khối u mới hình thành và bảo toàn cho các tế bào khỏe mạnh.
Nên dùng gừng khô hay tươi?
Dùng gừng tươi hay khô? Dùng như thế nào để phát huy tối đa công dụng là câu hỏi của nhiều người. Hàm lượng hoạt chất sẽ thay đổi phụ thuộc vào phương pháp, nhiệt độ, thời gian chế biến gừng.
Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm phát hiện ra rằng, nồng độ cao nhất 6-shogaol được tạo ra khi gừng sấy khô ở 80 độ C.
Ở dạng tươi, gừng đun sôi sẽ giảm các chất chống oxy hóa, trong khi rang lại không ảnh hưởng nhiều.
Nếu thời gian nấu hoặc nướng gừng giới hạn trong khoảng thời gian từ 2-6 phút, mức độ chất chống oxy hóa tăng lên 6 lần. Tuy nhiên, mức chất chống oxy hóa trong gừng lại bị giảm xuống sau 8 phút.
Một số lưu ý khi sử dụng gừng:
-
Nên chế biến gừng tươi trong phạm vi từ 2-6 phút, sấy gừng khô trong nhiệt độ 80 độ C.
-
Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm, ăn vào buổi tối, gọt vỏ gừng khi chế biến.
-
Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn gừng. Người bình thường có thể tiêu thụ 1g/ngày.
-
Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, sắp phẫu thuật, người bệnh bị rối loạn chức năng đông máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng gừng dùng hàng ngày.
H.H