Trong Đông y, gừng được xem như là vị thuốc quý đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

Người xưa có câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín”. Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột – dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lý.

Có rất nhiều hình thức và cách sử dụng gừng để có lợi cho sức khỏe của bạn như:

Gừng nguyên chất: Có thể đặt gừng thái lát tươi vào nước hoa quả mỗi sáng hoặc dùng nó để thêm vào nước ép trái cây tự chế.

Tinh dầu gừng: Loại gừng có tiềm năng nhất là dầu gừng vì nó chứa hàm lượng gừng cao nhất. Đây là loại gừng số 1 có thể được sử dụng làm thuốc. Thông thường, 2-3 giọt tinh dầu là liều điều trị được khuyến cáo và dùng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trà gừng: Loại gừng dạng lỏng này thường được sử dụng để giảm buồn nôn, giải quyết rắc rối dạ dày và thư giãn cơ thể. Dùng một cốc, 2-3 lần mỗi ngày để giảm viêm. Ngoài ra, thêm một chút mật ong nguyên chất và chanh vào trà gừng để làm tăng thêm hương vị tuyệt vời.

Bột gừng: Sử dụng bột gừng để nấu ăn là một cách tuyệt vời để tận dụng lợi thế của siêu gia vị này. Sử dụng bột gừng trong việc làm bánh và hỗn hợp trái cây cho các bữa ăn. Ngoài ra, có thể dùng dưới dạng bổ sung như một viên nang gừng với liều khuyến cáo là 1.000 miligam mỗi ngày.

Những ai kỵ dùng gừng?

Thế nhưng, trên báo VietNamNet cho biết một số người do thể trạng hoặc mắc một số bệnh đại kỵ với gừng, nên ăn gừng sẽ không có lợi cho sức khoẻ, thậm chí gặp nguy hiểm.

Huyết áp cao, bệnh tim: Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là rất tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng. Lúc ấy, nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng có tác động mạnh mẽ đến niêm mạc dạ dày. Nếu một người đang bị kích ứng niêm mạc hoặc có vết loét, dùng gừng sẽ kích thích thêm quá trình này, khiến dạ dày bị quá tải, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao, tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Trĩ, xuất huyết: Khi bị chảy máu thường xuyên, bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.

Người đang sử dụng thuốc: Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc, nếu muốn dùng gừng thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

Dị ứng: Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.

Trong ẩm thực

Gừng kỵ thịt chó: Thịt chó dinh dưỡng phong phú và là thức ăn đại nóng, gừng cũng là thức ăn cay. Nếu ăn chung hai thứ sẽ động hỏa, không tốt cho sức khỏe.

Gừng kỵ thịt thỏ: Thịt thỏ khí vị cay, bình, không độc, có công hiệu an trung ích khí, giải nhiệt ngừng khát, kiện tỳ dưỡng vị, ăn chung với gừng sẽ phá hoại chất dinh dưỡng trong thịt thỏ.

Gừng kỵ vang trắng: Gừng tính nóng, vang trắng tính cay ấm. Hai thứ đều có tính kích thích, nếu dùng chung sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa, cho nên vì sức khỏe của đường tiêu hóa, không nên dùng chung.

Gừng kỵ thịt ngựa: Tuy thịt ngựa dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu ăn chung với gừng sẽ gây bệnh tị, ho, không tốt cho sức khỏe.

Video xem thêm: Khỏe mạnh với 6 loại thực phẩm bổ thận

videoinfo__video3.dkn.tv||9c0262d7e__

Từ Khóa: