Một trong những căn bệnh ung thư rất hay gặp ở phụ nữ chỉ đứng sau ung thư phổi là ung thư vú. Theo các nghiên cứu thì bệnh này do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chưa rõ ràng, tuy nhiên nếu phát hiện ra các dấu hiệu sớm vẫn có thể điều trị
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư vú là bệnh ung thư nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến phụ nữ ở các nước phát triển và đang phát triển (chiếm 25% trong số các bệnh ung thư ở nữ). Điều cần lưu ý là căn bệnh này đang ngày càng tăng.
Qua số liệu thống kê cho thấy cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú. Tuy nhiên có đến 75% số trường hợp người bị ung thư vú không biết các yếu tố nguy cơ mắc bệnh để đến khi phát hiện thì đã muộn. Do đó, việc hiểu và nắm được những dấu hiệu nhận biết ung thư vú sớm là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân gây bệnh
Các tế bào ung thư sẽ phân chia một cách bất thường và không chịu sự kiểm soát của cơ thể bạn. Nó bắt đầu ở lớp niêm mạc trong ống dẫn sữa hay các tiểu thùy tạo sữa. Từ đó, những tế bào ung thư có thể lan rộng ra các mô xung quanh cơ thể hay di căn xa hơn.
Nguyên nhân thực sự gây ra ung thư vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng những yếu tố nguy cơ dưới đây góp phần hình thành ung thư, và một số chúng có thể phòng ngừa được như: độ tuổi, yếu tố di truyền, khối u ở vú, mô vú đặc, phơi nhiễm với estrogen, cân nặng, phơi nhiễm với tia xạ, liệu pháp hormone, hay tiếp xúc với hóa chất sinh ung thư.
Dấu hiệu gây ung thư vú
1. Đau tức ngực
Khi đau nhẹ, đau nhức mạnh hoặc đau một cách khó chịu ở vùng ngực thì đều là dấu hiệu không tốt, cảnh báo sức khỏe vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.
2. Ngứa ở ngực
Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm và thường bị bỏ qua. Một số phụ nữ đi khám và được bác sĩ kê cho một số loại thuốc thoa, nhưng trên thực tế họ lại bị ung thư vú.
3. Đau vai gáy
Một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Vì lý do này, các chuyên gia về xương sống thường tìm kiếm sự hiện diện của khối u khi điều trị đau lưng mãn tính.
4. Sưng hoặc có khối u ở nách
Hạch hay các khối u là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư vú, nhưng chúng không phải chỉ xuất hiện ở vùng “núi đôi”.
Cảm giác như thế nào: Các khối u có thể xuất hiện dưới vùng nách hoặc vùng xương đòn, do vậy, nếu thấy sưng bất thường hoặc nổi khối u tại những vùng này, bạn cần phải đi khám ngay.
Ngăn ngừa ung thư vú
1. Hạn chế rượu bia: Bạn uống càng nhiều rượu bia, nguy cơ mắc ung thư càng cao. Khuyến cao chung cho bạn là nên uống ít hơn 1 ly mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
2. Đừng hút thuốc lá: Nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa nguy cơ ung thư vú và hút thuốc lá, đặc biệt là phụ nữ trước mãn kinh. Bên cạnh đó, không hút thuốc lá cũng là biện pháp tốt để có được sức khỏe toàn diện cho bản thân bạn.
3. Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hay béo phì gia tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là béo phì khi bạn lớn tuổi, hay sau kỳ mãn kinh. Vì thế, bạn nên theo dõi cân nặng thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp với chỉ số BMI.
4. Hoạt động thể lực: Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên tập thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần hay 75 phút với những hoạt động thể thao mạnh, và ít nhất hai lần huấn luyện tăng cường thể chất.
5. Cho con bú bằng sữa mẹ: Cho con bú bằng sữa mẹ không những tốt cho con mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư vú. Bạn càng cho bú lâu, khả năng bảo vệ cho bạn càng cao.
6. Cân nhắc khi thực hiện liệu pháp hormone: Việc thực hiện liệu pháp hormone nhiều hơn 3 – 5 năm sẽ gia tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu bạn sử dụng liệu pháp thay thế hormone cho các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
7. Tránh phơi nhiễm với tia xạ và ô nhiễm môi trường: Một số chuyên gia cho rằng có mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư vú và phơi nhiễm tia xạ gồm những cận lâm sàng hình ảnh học như chụp CT scan, sử dụng liều cao xạ trị. Bạn chỉ nên thực hiện các cận lâm sàng trên khi có chỉ định cần thiết.
Tiểu Mai