Rối loạn lo âu xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến với những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chưa được xác định rõ, tuy nhiên, rối loạn này có thể khắc phục được nhờ liệu pháp tâm lý hành vi hoặc dùng thuốc.

Đối với nhiều người, lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Việc lo lắng rất nhiều về mọi thứ và lo lắng về những điều có thể xảy ra là điều bình thường, đặc biệt là nếu chúng ta không thể kiểm soát nó theo bất kỳ cách nào.

Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng sẽ tiến xa hơn một chút và trở thành một rối loạn thực sự, khiến mọi người liên tục lo lắng và sợ hãi về các tình huống hàng ngày ở mức độ dữ dội, quá mức và dai dẳng. Điều này thường sẽ dẫn đến các đợt lặp lại của những cuộc tấn công hoảng loạn bất ngờ mà đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài phút.

Nếu lo lắng thái quá bạn sẽ có thể bị rối loạn lo âu xã hội và cần liệu pháp điều trị để vượt qua (ảnh: Pixabay).

Một ví dụ như vậy là lo âu xã hội, được đặc trưng bởi trải nghiệm lo âu bất cứ khi nào, xảy ra trong một môi trường xã hội như nói chuyện với mọi người. Nó cũng được định nghĩa là nỗi sợ bị người khác đánh giá tiêu cực. Nếu bạn là một trong những người đang phải gồng mình chịu đựng với nó, thì đây là một số mẹo giúp bạn đối phó và vượt qua:

1. Biến suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Mỗi công cụ tâm lý mang lại năng lượng, biến suy nghĩ tiêu cực thành khẳng định tích cực có thể giúp cân bằng và giúp bạn học được cách quản lý cảm xúc nhiều hơn. Có câu “tướng do tâm sinh”, chỉ cần có thái độ sống tích cực thì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với bạn.

2. Tránh uống rượu

Say rượu có vẻ như là một lối thoát dễ dàng nhưng nó thực sự có thể làm giảm tâm trạng và thậm chí làm tăng sự lo lắng của bạn. Sử dụng rượu quá mức phổ biến ở những người lo lắng, vì vậy tốt nhất nên tránh và tìm kiếm các chiến lược đối phó tích cực khác.

Nấu ăn hay làm các việc thiện nguyện sẽ khiến bạn giải toả lo âu (ảnh: Ngôi Sao).

3. Hành vi tử tế

Các nghiên cứu cho hay, bạn có thể giảm mức độ lo âu xã hội bằng cách tham gia vào các hành động tử tế, chẳng hạn như làm các món ăn cùng bạn bè hoặc thậm chí nếu bạn chẳng có tài nấu nướng thì cũng có thể xắn tay áo giúp rửa sạch nguyên liệu một chút. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mình hữu ích với cộng đồng, nên giúp bạn thoải mái hơn.

4. Sử dụng các kỹ thuật thở lành mạnh

Theo các chuyên gia tâm thần, sự lo lắng có thể dễ dàng được làm dịu bằng cách sử dụng các kỹ thuật thở, chính niệm, thiền, luyện khí công… Đó là bởi vì sự lo lắng có thể gây ra sự mất cân bằng khí huyết trong cơ thể.

5. Đừng sợ những rủi ro xã hội

Những rủi ro xã hội là tình huống mà người bị rối loạn lo âu xã hội sợ nhất. Nhưng tận dụng cơ hội đó với một tâm trí cởi mở có thể giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và thấm nhuần trong tâm trí rằng sẽ không có gì thảm khốc xảy ra.

Thực tế thất bại là mẹ của thành công, nên bạn chẳng cần quá lo lắng nếu đã cố gắng mà vẫn gặp chuyện ngoài ý muốn.

Theo forum.facmedicine.com