Các bệnh viêm phế quản, hen phế quản và giãn phế quản hay thường gặp nhưng cũng dễ nhầm lẫn do đều mang chứng trạng chung là ho, ho có đàm; đôi khi bệnh diễn tiến âm thầm khó phát giác. Bằng cách quan sát bàn tay giúp bạn biết tình trạng Khí – Phế quản.

Tiếp theo:

Phần 1: Phân biệt u lành u ác ở mũi qua khí sắc của bàn tay

Phần 2: Nhận biết sớm căn bệnh ung thư họng hầu qua Khí – Sắc – Hình bàn tay.

Vị trí tương ứng trên bàn tay của khí quản, phế quản là đoạn từ kẽ ngón tay út và ngón đeo nhẫn (chú ý: Nam tay trái – Gái tay phải). Khi có dấu hiệu có thể hiện thành một dãy các điểm vết.

Bệnh chủ yếu của khí quản và phế quản là viêm, viêm, giản khí quản, phế quản và hen suyễn.

Vị trí Khí – Phế quản

Dấu hiệu trên bàn tay khi viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính là chứng viêm cấp tính của khí quản và phế quản do nhiễm vi khuẩn hoặc vi trùng, hoặc do kích thích vật lý, hóa học gây ra. Người bị bệnh này, Ở vị trí tương ứng với khí quản, phế quản có điểm vết màu trắng tương đối nông, hình thái “nổi”, màu sắc tương đối nhạt, hình thái thưa, tản mạn, chứng trạng chủ yếu là ho kèm theo đau sau xương ngực. Với người có chứng trạng tương đối nặng, ở vị trí tương ứng với khí, phế quản có thể có vết, điểm trắng đậm, màu sáng, đỏ trắng xen nhau, dấu hiệu màu hơi hồng hoặc phớt hồng. Dấu hiệu viêm phế quản cấp thường đồng thời ở vị trí tương ứng với mũi, họng cũng có điểm, vết màu trắng nhạt, “nổi”.

Khi phát bệnh viêm khí (phế) quản thường chứng trạng không nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe không rõ ràng, bệnh tiến triển chậm, do không làm người ta chú ý. Người mắc bệnh này ở vị trí tương ứng với khí (phế) quản, da bị khô, nhăn, dày và trở nên vàng, có điểm, vết lồi màu nâu sậm, nhưng khu vực lồi tương ứng to, thậm chí có lúc cả khu vực ứng với phế (khí) quản đều lồi. Khi viêm khí quản mạn tính phát tác cấp tính thì ở vị trí tương ứng có màu phớt hồng xen kẽ đốm trắng, nhưng không rõ, dễ bị màu vàng che lấp. Người bệnh chủ yếu có các chứng trạng ho, có đờm… đặc biệt hay ho vào sáng sớm. Đờm có dạng dịch dính màu trắng có bọt, khó khạc ra ngoài.

Người có dấu hiệu viêm ở vị trí chẩn đoán khí, phế quản, phải đi bệnh viện kiểm tra máu và chụp X quang vùng ngực.

Dấu hiệu viêm phế quản. (Ảnh: Jurnalul National)

Dấu hiệu ở bàn tay khi hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) là một loại bệnh dị ứng của phổi, rất hay gặp, thường phát tác theo mùa. Người bị bệnh này, ở vị trí tương ứng với khí, phế quản có lồi lõm không rõ ràng trên đoạn đặc trưng, ở khu giữa của đoạn này có màu xanh tối; khi kèm theo có viêm nhiễm nặng có thể thấy dấu hiệu ở bàn tay giống như viêm phế quản. Người bệnh có các chứng trạng chủ yếu là ngực bồn chồn, thở gấp, hen suyễn, ho, ho có đờm, v.v…

Với người có dấu hiệu bị hen phế quản ở vị trí chuẩn đoán khí, phế quản, phải đi bệnh viện kiểm tra tìm nguyên nhân gây dị ứng trong cơ thể, như xét nghiệm ra, thử nghiệm kích thích, chẩn đoán các nguyên nhân đặc biệt bên ngoài gây dị ứng, như thí nghiệm dung môi hấp phụ kháng nguyên đặc dị, thí nghiệm hấp phụ nguyên tố dị ứng phóng xạ đặc dị, v.v…

Dấu hiệu hen phế quản. (Ảnh: AirPhysio)

Dấu hiệu bàn tay khi giãn phế quản

Giãn phế quản là chứng viêm mạn tính các tổ chức xung quanh phổi và viêm phế quản, làm tổn thương hư hoại vách phế quản, làm ống phế quản bị giản và biến hình. Người bị bệnh này ở vị trí chuẩn đoán khí quản, phế quản có điểm vết lồi, màu đỏ sậm, có chứng trạng chủ yếu là ho, ho ra đờm đặc… Nếu ở vị trí tương ứng trên bàn tay có điểm vết đỏ tươi, có thể dự đoán người bệnh ho ra máu.

Với người ở vị trí tương ứng với phế quản có dấu hiệu giãn phế quản, phải đi bệnh viện chụp X quang, làm xét nghiệm máu thông thường, xét nghiệm chức năng của phổi, v.v…

Điểm khác nhau về dấu hiệu trên bàn tay giữa giãn phế quản và hai loại bệnh trước của khí quản, phế quản là, không những ở một khu vực nào đó của vùng tương ứng với khí quản, phế quản xuất hiện nhiều dấu hiệu giãn phế quản, mà ở khu vực đó còn kèm theo một vùng nhỏ có điểm chảy máu màu đỏ tươi hoặc màu cà phê sậm.

Minh Hoàng