Ông cụ sống thọ này có tên là Hinohara sinh năm 1911 và vốn là một bác sĩ. Là người tham gia khởi xướng cho các công tác kiểm tra chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản, trải qua 20 năm làm việc ông đã đổi tên gọi bệnh tiểu đường, cao huyết áp… thành là “bệnh thói quen sống,” kêu gọi ý thức chăm sóc sức khỏe của dân chúng.
Là một tác giả có sách bán chạy hàng đầu, ông thường xuyên được mời đi diễn giảng ở các nước. Tuy đã ở tuổi 104 nhưng bác sĩ Hinohara vẫn duy trì thói quen đi khám bệnh cho mọi người mỗi tuần một ngày.
Bác sĩ Hinohara có tính hài hước, dung mạo đôn hậu, ông chia sẻ rằng bản thân không có đạo dưỡng sinh gì đặc biệt, cũng không dùng thuốc gì đặc biệt, cũng thường thức khuya vì bận bịu công việc, nhưng có một số thói quen sống được ông duy trì thường xuyên.
Hãy tìm hiểu bí quyết sống thọ của ông dưới đây!
1. Làm người nên sống tốt
Vào năm 58 tuổi, ông Kinokuniya từng gặp nạn không tặc, sau khi được giải cứu thoát nạn, ông nghĩ cuộc sống của mình được người khác trao cho và cảm thấy phải sống thật vui vẻ để trả ơn cho mọi người. Sau đó, mỗi ngày vừa mở mắt ông đều tận lực làm việc, việc gì cũng muốn thử sức.
2. Học tập mọi thứ
“Vui với công việc, đẩy lùi tuổi già,” đây là phương châm sống của ông. Sau khi được đọc qua một cuốn sách, ông chợt có ý tưởng cải biên nó thành vở nhạc kịch, vậy là năm 88 tuổi ông trở thành người viết kịch.
Khi ông bị bệnh lao phổi phải nằm giường điều trị, vì nhàn rỗi nên ông vẽ một khuông nhạc trên tờ giấy trắng, khi đó ông đã học sáng tác nhạc và phát hiện liệu pháp âm nhạc. Ông đi làm những việc mà trước đây hiếm khi ông làm, làm quen bạn mới, mở lòng với thế giới, quý mến những người có duyên gặp gỡ.
3. Giữ vòng eo và thể trọng như năm 30 tuổi
Ông Kinokuniya luôn giữ trọng lượng cơ thể vừa đúng 60 cân kể từ năm 30 tuổi đến nay (ông cao 165cm). Bí quyết của ông là giữ thói quen ăn uống khoa học. Ông Kinokuniya nhấn mạnh, không nên ăn quá no, ít ăn ngọt, cố gắng dùng đồ ăn tự nhiên để giảm gánh nặng cho nội tạng. Đặc biệt là phải chăm chỉ vận động.
4. Có ước mơ
Ông Kinokuniya chia sẻ, ước mơ không kể đến tuổi tác, giai cấp, cần thiết cho mọi người. Ví dụ một người mơ được trường thọ thì phải quan tâm đến thói quen sinh hoạt khoa học: chuyện ăn, ngủ, vận động…
5. Không lười suy nghĩ
Người già tham gia hoạt động trí óc giúp giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là suy nhược thần kinh (chứng người già đãng trí…). Vận động trí óc cũng là tập thể dục cho não bộ, đặc biệt là chăm đọc sách.
Một bộ não linh hoạt giống như dầu bôi trơn cho cơ thể, có thể giúp các cơ quan trong cơ thể linh hoạt hơn. Vì thế ông khuyên mọi người nên học thêm những sở thích mới, những tri thức mới.
6. Quảng giao
Cụ Jeter Kay 108 tuổi sống ở bang Maryland (Mỹ) thường tham gia các hoạt động xã hội và tôn giáo, cụ nói cụ thường kết thêm bạn mới, nhưng vẫn luôn biết thăm hỏi bạn cũ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tuổi thọ trung bình của những người năng động trong quan hệ xã hội cao hơn những người sống khép kín.
7. Không ngại ra mồ hôi
Nghiên cứu chỉ ra, những người vận động mỗi tuần 7 tiếng nguy cơ tử vong giảm 40% so với những người chỉ vận động 30 phút. Người già cũng vậy, tuy nhiên không cần phải vận động quá nhiều, hơi ra mồ hôi là được, có thể làm vườn, nhảy múa, tản bộ và tập thái cực quyền…
8. Biết đủ để sống thọ
Giới Y học Do Thái từng có nghiên cứu chỉ ra tuyệt đại đa số những người sống từ 95 – 107 tuổi có thái độ sống hướng thượng, lạc quan, hài hước. Bà Lynn Adler, người sáng lập chương trình khuyến khích sống tích cực đến hơn 100 tuổi (National Centenarian Awareness Project – www.adlercentenarians.org), cũng cho rằng, lạc quan là trụ cột tinh thần của người sống thọ, người lạc quan cũng là người biết đón nhận thất bại và thách thức với tâm thái tích cực, họ vui vẻ đón nhận tuổi già đến.
9. Thư giãn
Áp lực quá nhiều làm giảm công năng hệ miễn dịch, dễ gây bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường. Còn người trường thọ thường là người biết giải tỏa áp lực, hạn chế tranh cãi, giữ tâm thái bình ổn.
Kiến nghị người già hãy thường xuyên viết nhật ký, giao lưu bạn tốt giúp giải tỏa áp lực tâm lý, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ, có thể tập yoga, tập hít thở sâu, trầm tư mặc tưởng.
10. Không nên quá nhàn rỗi
Có nhiều người già khi nghỉ hưu không thích nghi được với sự nhàn rỗi nên cảm thấy bất an, đầu óc trống rỗng không biết phải làm gì, cũng không có kế hoạch gì, như vậy cũng phần nào ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Hãy cố gắng nghĩ việc gì đó giúp cơ thể hoạt động, để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, đây cũng là cách góp phần kéo dài tuổi thọ.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: