Nghe nhạc có thể làm thay đổi cấu trúc vùng chất trắng, chất xám trong não, ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số thông minh, mức độ tập trung, khả năng xử lý vấn đề của trẻ, và rất nhiều lợi ích khác.
Đó là kết quả thu được qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trí tuệ và Sáng tạo trường Đại học Nam California đối với các trẻ em được tiếp xúc với âm nhạc trong khoảng 2 năm, đăng trên tạp chí Cerebral Cortex và PLOS ONE.
Việc được huấn luyện đào tạo về âm nhạc có thể làm thay đổi về cấu trúc của cả vùng chất trắng (giúp chuyển tín hiệu qua não) và cả vùng chất xám trong não, nơi tập trung hầu hết các tế bào thần kinh của não, hoạt động trong quá trình xử lý thông tin. Nó cũng cải thiện liên kết trong não bộ để tối ưu hóa khả năng ra quyết định và khả năng tập trung sự chú ý của con người.
Trưởng nhóm nghiên cứu Assal Habibi cho biết: “Kết quả này cho thấy các chương trình âm nhạc cộng đồng có thể bù đắp cho một số hậu quả tiêu cực mà tình trạng kinh tế xã hội thấp đã gây ra đối với sự phát triển của trẻ”.
Các nhà thần kinh học đã theo dõi sự thay đổi của 20 đứa trẻ được học cách đọc và chơi nhạc thông qua Chương trình Thanh niên Los Angeles của dàn nhạc trẻ Los Angeles vào năm lên 6 hoặc 7 tuổi.
Chương trình đào tạo âm nhạc cộng đồng rất giống với cấu trúc của âm nhạc mà Dàn nhạc Los Angeles và nhạc trưởng Gustavo Dudamel đã tham gia khi ông sống ở Venezuela, nơi được biết đến với cái tên El Sistema.
Trong nghiên cứu này, các ‘sinh viên’ của Dàn nhạc trẻ Los Angeles đã học được những điều cơ bản về chơi nhạc cụ, như violon, trong các dàn nhạc và trong nhóm, họ luyện tập tới 7 giờ/ 1 tuần. Các nhà khoa học so sánh những em được chơi nhạc với những trẻ ham gia vào các hoạt động khác, ví như thể thao cộng đồng, và một nhóm khác không tham gia bất kỳ chương trình nào cụ thể sau giờ học.
Nghiên cứu về những đứa trẻ được đào tạo về âm nhạc cho thấy có sự khác biệt về độ dày của vùng thính giác ở bên phải đối với bán cầu trái.
Từ lâu người ta cho rằng âm nhạc có tác dụng có lợi trên hành vi của con người, và nghiên cứu này đã đưa ra bằng chứng một cách thuyết phục – theo Giám đốc Viện trí tuệ và Sáng tạo – GS Đại học Antonio Damasio nói.
Trong nghiên cứu thứ hai được xuất bản trên tạp chí PLOS ONE, các nhà thần kinh học tại Viện Trí tuệ và Sáng tạo đã phát hiện ra rằng khi các em làm một công việc nào đó đòi hỏi trí tuệ thì cách xử lý vấn đề, ra các quyết định thể hiện có sự tập trung trí tuệ của hệ thống não bộ.
Theo BeBrainFit.com, âm nhạc có thể trợ giúp cho não của các học sinh cải thiện ngôn ngữ và điểm kiểm tra, tăng kết nối não, tăng trí thông minh không gian, và tăng cải thiện chỉ số thông minh (IQ) của trẻ.
Ngoài ra, học âm nhạc sớm có thể thúc đẩy tính dẻo dai của não, liên quan đến khả năng thay đổi của não ở mọi lứa tuổi.
Loại nhạc nào cũng như nhau?
Liệu pháp âm nhạc đã có từ khá lâu, thậm chí theo ghi chép văn hóa truyền thống Trung Hoa thì chữ dược (Hán tự) có nguồn gốc từ âm nhạc. Người Trung Hoa từ xưa đã cho rằng âm nhạc có sức mạnh chữa bệnh, bao gồm ngũ cung tương ứng với ngũ hành. Âm nhạc nào mà có tính đức hạnh và thanh cao thì có thể làm hài hoà tâm hồn của con người. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, chữ ‘thuốc’ (‘dược’) thực sự có gốc từ chữ ‘nhạc’, và một trong những mục đích khởi nguyên của âm nhạc cũng là để chữa bệnh cho con người.
Như vậy là không phải loại nhạc nào cũng như nhau. Các nhà nghiên cứu tìm ra sự thay đổi tích cực thú vị trong cơ thể người chủ yếu với nhạc cổ điển, truyền thống… thay vì những bản rock rap hiện đại. Một nghiên cứu mới đây của tạp chí Heart, một ấn bản của Tạp chí Y khoa Anh quốc, đã khẳng định rằng “nghe một bản nhạc nhanh sẽ làm tăng huyết áp, trong khi đó nghe một bản nhạc chậm lại có hiệu quả ngược lại.“
Còn theo DailyMail, các nhà khoa học Phần Lan của Đại học Helsinki cho rằng, âm nhạc cổ điển có thể giúp não bộ phát triển và làm chậm sự khởi phát bệnh mất trí nhớ (bệnh mất trí của tuổi già).
Trong các thí nghiệm được tiến hành bởi Tiến sĩ Masaru Emoto trên nước đã cho thấy rằng, nước tạo thành các tinh thể tuyệt đẹp khi tiếp xúc với âm nhạc cổ điển. Nếu là nhạc rock thì cho ra các tinh thể ở dạng bất thường.
Như vậy bạn hoàn toàn có lý do để bắt đầu kiểm soát những thứ “rót” vào tai mình, đồng thời khuyến khích trẻ tiếp xúc với âm nhạc nhưng không phải loại nhạc sàn như nhiều nhà trẻ hiện nay vẫn đang mở.
Mai Linh