Những nơi xa xôi hẻo lánh thường có đời sống khó khăn về kinh tế đặc biệt là giáo dục và y tế. Hiếm có người nào chịu hi sinh lợi ích bản thân để đến đóng góp sức lực cho một nơi khắc nghiệt, khó khăn như vị bác sĩ đáng kính dưới đây.
Nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho người dân ở thành thị và nông thôn là quá chênh lệch, rất nhiều miền quê xa xôi đều không đủ y bác sĩ, thiết bị nghèo nàn… người già không có nơi khám bệnh. Tại một huyện vùng sâu vùng xa nghèo nàn có tất cả 7 thôn làng mà chỉ duy nhất có một bác sĩ. Ông vẫn ở lại trong khi tất cả các bác sĩ khác đã rời đi, 36 năm ông đã đi nát hơn 200 đôi giày chỉ vì không nỡ bỏ rơi những người dân đáng thương ấy.
▼ Hơn 30 năm, ông đã đi hơn 100.000 km đường bộ và mòn hơn 200 đôi giày. Vợ ông cũng phải xót xa: “Những đồng nghiệp của ông ấy trước kia giờ đã ra ngoài kiếm tiền phát tài hết rồi, chỉ còn ông ấy là không nỡ rời bỏ người dân trong thôn mà đi thôi.”
▼ Bác sĩ Lý Tần đã làm việc tại huyện vùng sâu vùng xa trọn vẹn 36 năm, giờ mắt ông đã mờ, chân cũng bị viêm khớp nặng, ông vẫn đau đáu vì không có người kế nhiệm. Để giải quyết vấn đề này chính quyền địa phương đã phát quảng cáo sẽ phụ cấp thêm 300 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng) một tháng, nhưng cho đến nay vẫn không có ai đến đăng ký.
▼ Trong 7 thôn hiện có khoảng 120 cụ già trên 70 tuổi đang sống trong cảnh neo đơn, chỉ cần thời tiết thay đổi nhẹ, ông cũng đủ bận rộn. Ông cũng không có thời gian chăn sóc bản thân, kể cả đang ăn cơm mà nhận được tin là ông vội vàng đặt bát, lấy đồ và một mạch lên núi.
▼ Những người già trong thôn nói: “Thôn này chỉ còn có 11 người già nhất như chúng tôi, bình thường ngoài việc khám bệnh, thì những việc như mua củi, muối, thức ăn… chúng tôi đều nhờ bác sĩ Lý, chỉ cần gọi một câu dù trời mưa hay nắng ông ấy cũng không nề hà gì.”
▼ Ở đây tuy lương thấp, nhiều khó khăn, sức khỏe suy giảm, con cái đã trưởng thành… nhưng ông vẫn không muốn rời xa thôn làng. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khô cằn này, cả cuộc đời đi bộ đã chùng đôi chân, ông càng không nỡ để dân làng phải đi hơn 10 km đường đồi để đi khám bệnh. Ông nói ông là bác sĩ, ông không thể bỏ bệnh nhân mà đi, lương tâm ông không cho phép ông làm điều đó.
Thật đáng ngưỡng mộ tấm lòng của bác sĩ Lý, ông luôn là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi cho người dân cũng là một tấm gương sáng về sự thiện lương cho thế hệ tương lai, thật khó mà thấy ở đâu một người bác sĩ có tâm với người mà không màng danh lợi đến như vậy.
Tại Trung Quốc kia, không phải ai ai cũng xấu xa, không phải ai ai cũng tàn độc như nhiều người vẫn nghĩ. Trong xã hội đó, thiện niệm vẫn luôn tồn tại, vẫn còn những lòng tốt, những tấm gương sáng khiến ta phải nể phục.
Thiếu Kỳ
Xem thêm: