Mùa xuân năm nay ở New York đến sớm hơn một chút, từ giữa tháng 3 hoa đã nở rộ bên đường. Bây giờ là thời gian thích hợp cho người người nhà nhà ra đường để ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng mùa xuân năm nay ít người ra khỏi nhà hơn, chẳng ai có tâm trạng nào nữa, bởi vì dịch COVID-19 đang bùng phát ở khắp đất nước và New York là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Mặc dù không có những biện pháp cứng rắn như Trung Quốc, không tuyệt giao với bên ngoài, không phong tỏa toàn thành phố nhưng những người đi trên đường cũng ít dẫn. Những người đi trên đường đeo khẩu trang và bước đi vội vã, những chiếc ghế trong công viên đều cô đơn lặng lẽ vì không có người ngồi, chỉ có người đi tập thể dục, người trẻ tuổi chơi bóng.
Gần đây, có việc phải đi ra ngoài, ngồi trên xe buýt và trên đường phố, tôi nhìn thấy một vài hiện tượng khiến bản thân không khỏi suy nghĩ, do đó tôi viết lại những dòng này để ghi lại những sự việc này.
New York vào đầu tháng 3, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn rất bình thường, khi bạn ngồi xe buýt đi ra ngoài, tất nhiên người trên đường vẫn rất đông đúc, khi nhìn thấy người già, yếu, bệnh, tàn tật người ta đều chủ động nhường ghế.
Một tuần sau, dịch COVID 19 bắt đầu lan rộng ra khắp toàn New York. Ngày 23 tháng 3 tôi ngồi tàu điện ngầm số 7 đến Flushing, trên xe gần như không như có người, một toa tàu chỉ khoảng vài người, dần dần số người dân xuống xe hết chỉ còn lại 3 người ngồi trong toa xe đến cuối cùng chỉ có một mình tôi ngồi lại và xuống ga Flushing.
Ở trung tâm của Flushing, gần 70% doanh nghiệp đã đóng cửa và chỉ có một vài quầy hàng bên lề đường bán khẩu trang và nước rửa tay. Khi tôi bước vào trung tâm mua sắm “New World Mall”, ngoài sảnh có một cái nhỏ và hai nhân viên đứng ngoài cửa phát khẩu trang và găng tay miễn phí cho khách, sau đó họ giúp tôi đo nhiệt độ và xịt nước rửa tay cho tôi.
Ở phố Main, tôi nhìn thấy ở cửa ga tàu điện ngầm, bên cạnh thư viện toàn cầu, những nhóm người thuộc Pháp Luân Công đang thuyết trình cho những học viên của họ. Tôi lấy một chiếc xe đẩy nhỏ, bắt đầu đi vào từ của nhà ga đến một cửa hàng tạp hóa nhỏ, để mua ngũ cốc. Gần như không có cửa hàng nào mở cả. Khi tôi đến gần cửa hàng tạp hóa, con dâu của chủ cửa hàng đang chuẩn bị đóng cửa. May mà tôi đến kịp, tôi mua gạo, miến, mì, bột mì, các loại đậu..vv.,,chất đầy cả một xe. Tự ngẫm tôi vẫn thấy mình may mắn vì có lẽ ở nơi khác thì chắc chắn họ sẽ không mở cửa cho bạn vào mua hàng cho dù bạn cầu xin họ như thế nào.
Vào ngày 30 tháng 3, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng 15 tiểu bang ở Hoa Kỳ đã bước vào một thảm họa lớn. Các tiểu bang này là Massachusetts, Michigan, South Carolina, North Carolina, Missouri, Maryland, Illinois, New Jersey, Texas, Florida, Louisiana, Idaho, California, Washington State, New York State.
Ngày 31 tháng 3 số người được chẩn đoán nhiễm virus Sars covid 2 ở Hoa Kỳ lên đến 181980 người, số người được chữa khỏi là 6058 và số người chết là 3699, toàn bang New York có hơn 67.000 người nhiễm. Hôm nay có tin tức đưa rằng số người nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ đã lên tới 234 nghìn. Các phóng viên VOA báo cáo rằng Nhà Trắng dựa đoán rằng số người chết vì dịch bệnh ở Hoa Kỳ sẽ đạt 190.000 đến 240.000 trong tương lai.
Khi bạn đi bộ trên đường phố Manhattan, bạn sẽ thấy rằng trong các cửa hàng thực phẩm, ngân hàng, hiệu thuốc, chợ rau, nhà ga và những nơi khác cần phải xếp hàng, người dân vẫn theo thứ tự và mọi người có ý thức duy trì khoảng cách 6 feet giữa người với người. Trên các kệ trong cửa hàng vẫn có đủ thức ăn cho tất cả mọi người và hàng hóa vẫn được xếp một cách gọn gàng ngăn nắp. Khách tự chọn hàng hóa theo nhu cầu của mình và vẫn có ý thức xếp hàng và giữ khoảng cách với người khác khi thanh toán. Ở đây, tôi không thấy tình tranh giành thực phẩm và thiếu nguồn cung cấp lương thực.
Vài ngày trước, tôi xem tin tức trên TV, người ta nói rằng khi thống đốc New York nói rằng số bác sĩ chiến đấu với đại dịch ở New York không đủ, có hàng chục ngàn bác sĩ ở Hoa Kỳ đã tình nguyện giúp đỡ ở New York, bao gồm cả bác sĩ đã nghỉ hưu trên 70 tuổi. Cũng có những bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp trường y. Hãng hàng không JetBlue của Mỹ đã đưa họ đến New York bằng máy bay miễn phí, và một số khách sạn và nhà hàng lớn ở New York đã cung cấp dịch vụ miễn phí cho họ.
Một ngày trước ngày hôm qua, khi tôi đang đi bộ trên một con đường trên Đại lộ Manhattan, tôi đã gặp hai hoặc ba người cung cấp bữa trưa miễn phí cho người nghèo, người qua đường và những người có nhu cầu, một khu cư trú là một tổ chức từ thiện phát thức ăn miễn phí, trước cửa các khu cư trú.
Họ đặt 2 cái bàn, để phân phát bánh mì và thực phẩm đóng hộp cho người nghèo. Một là khu vực đỗ xe ô tô, có nhân viên tình nguyện phát nước khoáng và đồ ăn hộp. Một là trước cửa các công ty, có một chiếc bàn trên đó có một chiếc loa phát nhạc nhẹ nhàng, và một thùng đồ ăn, một thùng táo tươi đã rửa sạch, những người đi đường chỉ cần có nhu cầu sẽ được tặng một túi giấy với bánh sandwich, đồ ăn nhẹ và gia vị miễn phí, cộng với hai quả táo.
Cảnh tượng này nhắc tôi nhớ lại trước khi có dịch bệnh, đã có những hành động tử tế như vậy trên đường phố New York. Đặc biệt là trong kỳ nghỉ hè của học sinh tiểu học, sẽ có một chiếc xe chở đồ ăn tối, ăn trưa miễn phí cho trẻ em bên lề đường, một số nhà thờ Thiên chúa giáo sẽ phân phối thực phẩm và quần áo cho những người cần cứu trợ. Hiện tại, họ vẫn kiên trì được những hành động này, thật đáng khen ngợi.
Tôi nhớ một ngày vào tháng 3, khi dịch bệnh ở New York bùng phát, tôi ra ngoài mua thức ăn và xe chở đồ của tôi đầy gạo, bột mì, rau và trái cây. Đi tàu điện ngầm, thường là ở lối ra, cầu thang cho người leo bộ, còn có thang máy cho người già, người tàn tật và người mang vác vật nặng. Thật không may, khi tôi đến nhà ga vào ngày hôm đó, thang máy gặp sự cố tạm thời, vì vậy tôi phải tự mình leo lên cầu thang với chiếc xe đẩy đầy hàng hóa và cực kỳ nặng.
Khi leo đến tầng thứ 2 của cầu thang, tôi cảm thấy có chút khó khăn, chính lúc này, một thanh niên trẻ đi qua, và đỡ lấy xe chở hàng của tôi, giúp tôi đẩy xe ra đến ngoài mặt đường lớn. Trong lòng tôi vô cùng cảm kích, tôi lấy ví tiền ra, định đưa cho chàng trai trẻ này với đồng để cảm ơn. Bởi vì tôi biết ở Hoa Kỳ, có rất nhiều học sinh không tiêu tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho, thường tự thông qua việc làm thêm của bản thân kiếm tiền nuôi sống bản thân, hơn nữa đưa tiền cho người lạ giúp đỡ mình cũng là lễ nghi hết sức bình thường. Khi nhìn thấy tiền, chàng trai trẻ xua tay từ chối, vỗ nhẹ vào vai tôi nói “Take care” (bảo trọng) rồi bước đi.
Những điều tầm thường này, mặc dù nhỏ bé, phản ánh một phần nào đó sự văn minh của những người dân Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, mọi người bình đẳng, thân thiện và tôn trọng lẫn nhau. Đại đa số người Mỹ tin vào Chúa và lòng tốt, do đó, khi thảm họa xảy ra, họ vẫn sẽ giúp đỡ người khác và có ý thức tuân thủ đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, bạn biết đấy, thế giới có thiện thì tất có ác. Hôm nay tôi nhìn thấy trên mạng xã hội, một tài khoản cá nhân có tên “New York Old Person”, ông là một nhạc sỹ, đã đưa ra rằng, tại Hoa Kỳ trong tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay, sự phân biệt đối xử với người châu Á đã tăng lên chưa từng thấy, ông lo lắng cho những người châu Á đang sống ở Hoa Kỳ. Ông đã phát hành tác phẩm mới nhất của mình, bài hát “Bao dung” trên các phương tiện truyền thông cá nhân.
Bài hát hát rằng chúng ta cần dân chủ, tự do, công bằng và bình đẳng. Ông kêu gọi xã hội rằng chúng ta không phải là virus, phân biệt chủng tộc là virus. Ông nói với những người gốc Hoa rằng khi bạn gặp phải sự phân biệt đối xử hoặc tấn công bạo lực nghiêm trọng, bạn phải hiểu rằng phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ là bất hợp pháp và bạn nên gọi cảnh sát để bảo vệ chính mình
Cuối cùng, chúng ta cần nói rõ một sự việc rằng trong số những người gốc Hoa, thực sự có những dậu đổ bìm leo, thừa cơ trục lợi. Gần đây, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về một trường hợp xảy ra ở Florida: Một người phụ nữ gốc Hoa ở Mỹ, gần đây đã lợi dịch tình hình dịch bệnh, tích trữ một lượng lớn khẩu trang, và bán khẩu trang giá cao ở hầu hết các cửa hàng ở trung tâm Florida. Những sự việc như thế này sớm đã xảy ra khi Mỹ bùng phát dịch bệnh. Và nó đã xảy ra không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Úc, Nhật Bản, Anh, Ý, Tây Ban Nha và các nước châu u khác.
Vào ngày 25 tháng 1, các phương tiện truyền thông tiết lộ rằng Jack Ma đã mất 1 tỷ nhân dân tệ để vận chuyển khẩu trang và thiết bị bảo vệ y tế được mua bởi người Hoa ở nước ngoài trở về Trung Quốc đại lục. Bối cảnh khi đó là các lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp Hoa Kỳ cũng đang hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm và cá nhân xã hội Trung Quốc từ phía sau, mua khẩu trang với số lượng lớn và chuyển chúng trở lại Trung Quốc, hành động này được gọi là “yêu nước”. Nhưng trên thực tế là đang tích trữ khẩu trang chờ thời cơ để bán với giá cao cắt cổ. Những thủ đoạn này thật khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng.
Nguồn: secretchina
Video xem thêm: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?