Trong mắt một số người, những ai nhặt đồng nát chắc chắn rất nghèo khổ, muốn dựa vào việc nhặt đồng nát để trở thành triệu phú giàu có là chuyện gần như không thể nào. Nhưng, thực sự đã có người làm được như vậy.

Có nhiều lúc, giàu có là dựa vào tầm nhìn của bạn, có thể làm công việc giống người khác, nhưng cách nhìn độc đáo, thì sẽ có thể phát hiện ra cơ hội kinh doanh, câu chuyện nhặt đồng nát dưới đây, có thể sẽ có chút gợi ý cho bạn.

Tại Thẩm Dương, Trung Quốc, có một người kiếm sống bằng nghề nhặt đồng nát. Một hôm anh đột nhiên nghĩ rằng: nhặt một vỏ lon, mới kiếm được vài đồng. Nếu như đem nấu chảy nó ra, làm thành nguyên liệu kim loại để bán, có phải sẽ bán được nhiều tiền hơn không?

Sau đó, anh cắt vụn một vỏ lon, cho vào trong nắp chuông xe đạp, nung chảy thành một cục kim loại màu bạc lớn bằng ngón tay cái, sau đó anh bỏ ra hơn 2 triệu đồng để làm hóa nghiệm tại một viện nghiên cứu kim loại màu. Kết quả hóa nghiệm chỉ ra rằng, đây là một loại hợp kim nhôm- magiê rất quý.

Giá nhôm thỏi trên thị trường tại thời điểm đó vào khoảng 46 triệu đồng đến 60 triệu đồng một tấn, mỗi vỏ lon nặng khoảng 18.5 gam, 54.000 cái thì được một tấn, nếu tính như vậy, bán nguyên liệu sau khi đã nấu chảy được gấp 6, 7 lần số tiền bán trực tiếp vỏ lon. Anh quyết định thu mua vỏ lon để nấu chảy.

Một ý nghĩ nhất thời, không chỉ thay đổi tính chất công việc của anh, còn làm cuộc đời anh bước sang một con đường khác.

Vì để thu được nhiều vỏ lon hơn, anh nâng giá một vỏ lon từ 1 nghìn lên thành 1 nghìn mấy đồng, rồi in giá thu mua và địa chỉ thu mua cố định lên trên card, đem phân phát cho tất những người cùng trong nghề nhặt đồng nát.


Anh quyết định thu mua vỏ lon để nấu chảy.

Một tuần sau, anh đạp xe đạp đến địa chỉ cố định để xem, chỉ nhìn thấy một đống hàng chất cao đang chờ anh, trên xe toàn bộ đều là vỏ lon. Ngày hôm đó, anh thu được hơn 130.000 cái lon, vừa đủ 2 tấn rưỡi. Những người bạn cùng nghề cung cấp vỏ lon cho anh, sau khi bốc dỡ hàng xong thì lại tiếp tục đi nhặt đồng nát, nhưng anh chàng nhặt đồng nát này đã thay đổi hoàn toàn.

Anh tức tốc lập ra một xưởng gia công tái chế kim loại. Trong vòng một năm, xưởng gia công dùng vỏ lon làm ra hơn 240 tấn nhôm thỏi, trong vòng ba năm, kiếm được hơn 880 triệu đồng. Anh từ một “người nhặt ve chai” bỗng chốc biến thành triệu phú giàu có.

Một người nhặt đồ đồng nát, có thể nghĩ được không chỉ phải nhặt về, mà còn phải cải tạo những thứ nhặt về, thật không phải đơn giản. Sau khi cải tạo xong còn có thể mang đến cơ quan nghiên cứu để làm hóa nghiệm, thì lại càng có tầm nhìn chuyên nghiệp hơn. Còn về phí hóa nghiệm hơn 2 triệu đồng, phải nhặt bao nhiêu vỏ lon mới lấy lại được? Những người nhặt đồng nát thông thường sẽ không nỡ bỏ tiền ra, đây chính là sự khác biệt giữa người đầu tư và người làm thuê.

Tuy là một người nhặt đồng nát, nhưng lại ít có tâm thái dám nghĩ dám làm, mà lại có những phương pháp rất hay, người như vậy, bất kể hoàn cảnh trước mắt của anh ta ra sao, thì thịnh vượng phát đạt cũng chỉ là chuyện sớm muộn thôi.

Châu Yến Lâm

Xem thêm: