Nguyên Tắc Minh Bạch thường được cho là bắt nguồn từ Thụy Điển, nhưng thực ra nó là một sự góp sức của cả Phần Lan và Thụy Điển. Người đầu tiên xuất ý tưởng này – Anders Chydenius – có quốc tịch Phần Lan và đã trình nó lên Quốc Hội Thụy Điển vào năm 1760. Từ đó đến nay, nguyên tắc này đã xây dựng được một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của toàn bộ khu vực Bắc Âu và là hình mẫu lý tưởng cho Chính Phủ các quốc gia khác trên thế giới học tập.

Trong khoảng thời gian này, cùng với cuộc khủng hoảng thời hậu chiến, tham nhũng hoành hành đe dọa đến sự tồn vong của Thụy Điển. Thêm vào đó là xu hướng tăng cường quyền lực của người dân và kiểm soát chặt chẽ quyền lực của giới cầm quyền khiến cho Nguyên Tắc Minh Bạch được ủng hộ rộng rãi, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu.

(Ảnh: luhanhchaua.com)

Năm 1766 quốc hội Thụy Điển đã thông qua đạo luật với tuyên bố rằng: “Mọi người đều có quyền truy cập và sao chụp các tài liệu của Chính Phủ”. Và một thời đại mới đã bắt đầu…

Cũng phải nói thêm rằng, Phần Lan vốn là một phần của Thụy Điển trước khi trở thành một vùng đất nằm dưới sự cai trị của Sa Hoàng Nga từ năm 1917. Mặc dù vậy Hiến pháp nhà nước Thụy Điển vẫn duy trì hiệu lực ở Phần Lan cho đến tận khi độc lập. Ngày nay, nguyên tắc này được nêu rất cụ thể và là một phần của đạo luật điều chỉnh tính Minh Bạch trong các hoạt động của chính phủ quốc gia Bắc Âu này.

Những quy định Pháp luật về tính Minh Bạch của Chính Phủ

Theo mục 1 của đạo luật này, các tài liệu do công chức soạn thảo đều được công khai, nếu không có quy định khác. “Quy định khác” ở đây nhằm hạn chế một số lĩnh vực mà công dân có thể tiếp cận. Tuy nhiên, việc hạn chế tiếp cận phải được Quốc Hội thông qua, và điều đó khẳng định rằng những thông tin bị hạn chế là cần thiết cho sự phát triển chung của đất nước. Hay hiểu một cách khác hơn là chúng phải căn cứ trên những lý do mà số đông người dân sẽ sẵn sàng chấp nhận bị hạn chế tiếp cận.

(Ảnh: officetechnologypartners.com)

Điều này cũng đảm bảo rằng cho dù là thông tin không hay ho đối với một cá nhân công chức hoặc một bộ ngành thuộc chính phủ cũng sẽ không bị ngăn cản công khai với người dân. Hơn nữa, việc công khai giúp đảm bảo công chức làm việc có hiệu quả và các thủ tục hành chính được tiến hành khách quan mà không bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị hoặc kỳ thị.

Tuy vậy, đạo luật Tự Do Thông Tin và các luật liên quan cũng có quy định rằng không phải tất cả các thông tin của chính phủ đều phải công khai cho công chúng được biết. Lý do bảo mật có thể là vì lợi ích cộng đồng (Ví dụ như an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm) hoặc vì lợi ích cá nhân (Như bảo vệ trẻ em hoặc bảo vệ cuộc sống riêng tư).

Tuy nhiên nhiều thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân vẫn được công khai ở Phần Lan. Chẳng hạn như thông tin về số thuế người dân đã nộp cùng với thu nhập chịu thuế của họ luôn được công khai trên các tờ báo khổ nhỏ ở nơi công cộng.

Hệ thống giám sát việc thi hành Nguyên Tắc Minh Bạch gồm những gì?

(Ảnh: thoibao.today)

Luật về tự do thông tin yêu cầu rằng nếu một viên chức chính phủ từ chối cung cấp tài liệu của cho công dân, thì viên chức này phải đưa ra một xác nhận từ chối bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do của việc từ chối. Nếu công dân cho rằng việc từ chối này là hành vi che đậy cho sự thiếu minh bạch, họ có thể đưa việc này ra Tòa Án Hành Chính. Việc công khai của các văn bản chính thức ở Phần Lan được giám sát một cách hiệu quả thông qua hệ thống tư pháp.

Phương tiện truyền thông Phần Lan cũng giám sát chặt chẽ việc thưc hiện nguyên tắc minh bạch. Những nỗ lực của của các quan chức chính phủ nhằm ngăn chặn các phương tiện truyền thông tiếp cận thông tin thường dẫn bị đưa ra tòa án xem xét. Và những đơn vị truyền thông cũng không ngần ngại đăng tải những câu chuyện tiêu cực lên báo chí để công chúng được biết đến.

Những lợi ích của việc áp dụng Nguyên Tắc

Nguyên Tắc Minh Bạch có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị ở Phần Lan. Nó đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin, và do đó thúc đẩy sự bình đẳng giữa các công dân thông qua thông tin mà họ tiếp cận được. Nguyên tắc Minh Bạch đảm bảo một chính phủ minh bạch. Chính phủ mở là một phần của việc đảm bảo ưu tiên cho công lý, có nghĩa là nó thúc đẩy việc chính phủ ra quyết định đúng đắn và đảm bảo rằng công lý được thực thi đầy đủ.

Nguyên tắc này cho phếp công dân có thể kiểm soát chính phủ một cách hiệu quả đồng thời dễ dàng chi phối sự thay đổi hơn. Nguyên tắc này cũng thức đẩy sự tự do hình thành ý kiến và thúc đẩy nền dân chủ phát triển trong thực tiển đồng thời nâng cao năng lực của các phương tiện truyền thông.

Người Phần Lan luôn tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất hạnh phúc nhất thế giới (Ảnh: Hanoi Green Tour)

Ngược lại, đối với giới công chức, nguyên tắc minh bạch cũng đặt ra cho họ một yêu cầu về việc tuân thủ quy trình quản lý thông tin trong quá trình họ làm nhiệm vụ. Công chức phải có trách nhiệm bảo vệ và quản lý các tài liệu. Hơn thế nữa, thông tin không chỉ được cung cấp khi có yêu cầu mà nó cần được đảm bảo rằng có thể tiếp cận vào bất cứ lúc nào. Các hồ sơ phải được sắp xếp có hệ thống và giúp công dân dễ dàng truy cập.

Nếu những năm 1760, nhiều người còn phản đối việc công khai minh bạch các tài liệu của Chính Phủ đối với công dân thì ngay lúc này chắc chắn họ phải rất xấu hổ (nếu còn sống). Bởi vì, những năm gần đây Phần Lan liên tục được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới bình chọn là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Theo tổ chức OECD, đây là nước thành công nhất thế giới trong giáo dục trẻ em.

Phần Lan cũng là một trong những nước tham nhũng ít nhất và số một về tự do báo chí, Đại Học Yale, Columbia và Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đều công nhận quốc gia này là mảnh đất thích hợp nhất để sinh sống trên Trái Đất với việc môi trường tự nhiên được bảo tồn một cách hoàn hảo. Tổ chức Trí Tuệ Nhà Kinh Tế cũng bình chọn là nước đứng thứ sáu trên thế giới về chỉ số thanh bình.

Cả thế giới học hỏi Bắc Âu về Sự minh bạch của Chính Phủ

(Ảnh: rfa.org)

Nguyên tắc minh bạch đã được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của từng khu vực địa phương, và nó đã lan rộng từ Thụy Điển, Phần Lan đến các quốc gia khác trên toàn thế giới. Vào năm 1966, Hoa Kỳ đã thông qua luật tự do về thông tin (FOIA) và theo Wikipedia, những bộ luật tương tự như vậy đã có mặt ở trên 100 quốc gia khác.

Các nước Bắc Âu cũng đã yêu cầu Liên Minh Châu Âu phải tuân thủ Nguyên Tắc này. Trong hiệp ước Amsterdam có một văn bản đề cập về việc công khai các tài liệu chính thức. Căn cứ vào văn bản này, quốc hội và hội đồng Châu Âu đã thông qua một đạo luật về việc tiếp cận các tài liêu (EY No 1049/2001), quy định rằng công chúng có quyền tiếp cận với các tài liệu do Quốc Hội, Hội Đồng và Ủy ban châu Âu soạn thảo. Như vậy, Nguyên Tắc Minh Bạch cũng đã trở thành một phần của luật Pháp tại Liên Minh Châu Âu.

Nguyên Trực