Có một điều khẳng định rằng không ai sinh ra đã được làm ông chủ, nhưng trở thành ông chủ hay nhân viên lại nằm trong chính sự lựa chọn của bạn. Nếu như bạn là một người có tham vọng và muốn nổi bật hơn mọi người, 7 phẩm chất này chắc chắn sẽ giúp bạn nổi bật trong công ty. 

1. Là chủ sở hữu của doanh nghiệp – Hãy suy nghĩ như một người chủ

Như thế nào gọi là “suy nghĩ như một người chủ”? Chính là không biết chủ có ở đó hay không, không cần biết công ty gặp phải khó khăn gì, bạn cũng nguyện ý dốc hết toàn lực làm việc, giúp công ty tạo ra thêm nhiều tài phú, đó là thái độ của một người chủ.

(Nguồn ảnh: Big Think)

Như thế nào là một người làm thuê? Chính là khi bạn tự biến mình trở thành một đi làm thuê cho doanh nghiệp, vì người khác mà làm việc. Một người chủ thật sự sẽ vì bản thân mình mà làm việc, vì công ty mà tạo ra thành tích, đồng thời cũng chịu trách nhiệm với bản thân. Nếu bạn luôn mang suy nghĩ vì bản thân mà làm việc thì bạn cũng đã sở hữu một trong những tố chất của người làm chủ. Nếu như bạn luôn mang suy nghĩ làm việc cho người khác, thì bắt buộc phải dựa vào sự giám sát của người khác bạn mới có thể làm việc chăm chỉ. Vậy cả đời này của bạn chắc chắn chỉ có thể làm một nhân viên không hơn không kém.

(Nguồn ảnh: es.storyblocks.com)

Nếu như đời này bạn muốn làm một người chủ, bạn nên có thái độ và suy nghĩ mà một người chủ nên có: Chỉ cần làm việc, tôi sẽ dốc hết toàn lực để làm. Chúng ta đều biết, một nhà lãnh đạo giỏi trước đó chắc chắn từng là một nhân viên tốt. Một nhân viên mà chỉ làm công việc lấy lệ thì vĩnh viễn không bao giờ trở thành một nhà lãnh tạo tài ba. Nếu như trong tương lai bạn thật sự trở thành một nhà lãnh đạo thì cũng sẽ phát sinh vấn đề. Đại đa số những nhà lãnh đạo giỏi trước đó chắc chắn từng là một người nhân viên tốt, tận tụy và có trách nhiệm.

2. Hành động giống như một người chủ

Đầu tiên nói về chất lượng làm việc: Làm đúng việc, đúng theo tiêu chuẩn và thủ tục, không cẩu thả, một lần làm xong việc. Chúng ta hãy xem như công việc là một vị khách, nhân phẩm cũng chính là chất lượng.

Thứ hai, nói về chi phí khi làm việc: Trước khi làm một việc gì đó phải phân tích chi phí. Làm thế nào có thể tiết kiệm tiền? Làm thế nào mới có thể sinh ra lợi nhuận? Làm thế nào mới có thể đầu tư ít nhưng đạt được thành quả cao?

Thứ ba, nói về hiệu quả làm việc: Phản ứng nhanh, tác phong mạnh mẽ dứt khoát, làm việc đúng cách, chú ý thời hạn, từ chối trì hoãn.

Thứ tư, nói về trách nhiệm khi làm việc: Làm việc hướng về thành quả, đoàn đội phải hợp tác, lấy đại cục làm trọng, tích cực tiến lên và đổi mới, can đảm nhận trách nhiệm, tôn trọng sự thật.

(Nguồn ảnh: Gazprom Marketing & Trading – GM&T)

Suy nghĩ và hành động như một người chủ: Khi bạn có tinh thần của một người chủ, bạn sẽ quan tâm đế sự tăng trưởng của doanh nghiệp và xem xét chi phí kinh doanh. Bạn sẽ cảm thấy rằng chuyện của công ty cũng là chuyện của bản thân mình. Bạn biết bạn nên làm gì và không nên làm gì, không phụ lại trách nhiệm của bản thân. Ngược lại, nếu như bạn luôn cho rằng mình chỉ là một nhân viên, vận mệnh của doanh nghiệp không liên quan gì đến bạn, thì thứ mà bạn nhận được chỉ có thể là sự chấp thuận của ông chủ mà không được trọng dụng, làm một nhân viên nhỏ với mức lương ít ỏi sẽ vĩnh viễn là công việc của bạn.

3. Làm nhân viên cho bản thân mình

Khi bạn nghĩ công ty là một nền tảng để đạt được nguyện vọng của riêng bạn, thì bạn đã là chủ của công ty. Bởi vì bạn đã được hợp thể với công ty, mọi sự nỗ lực của bạn sẽ không bao giờ phí công vô ích. Zibowa được sinh ra từ một vùng nông thôn ở Mỹ, và chỉ nhận được một nền giáo dục ngắn. Khi ông 15 tuổi, ông đã đến một ngôi làng miền núi để làm phu xe. Ông không cam lòng cứ như vậy mà sống, cũng không muốn làm một phu xe suốt đời, vì vậy mỗi một khắc mỗi một giây ông luôn luôn tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân mình.

Ảnh minh họa vùng nông thôn Mỹ (Nguồn : Daily Kos)

Ba năm sau, Zibowa cuối cùng cũng đến được vương quốc của ông vua thép Andrew Carnegie, làm công nhân trong một công trình xây dựng. Mặc dù cũng là một trong như công nhân di cư vào thaành phố, tuy nhiên kể từ ngày bước vào khu vực thi công, ông đã quyết định sẽ trở thành người ưu tú nhất trong số các đồng nghiệp của mình. Sau giờ cơm tối, khi mọi người đều đang trò chuyện vui vẻ hay chơi bài poker với nhau thì Zibowa lại ngồi ở một góc đọc sách. Có một ngày, giám đốc của công ty đến công trường xem xét tình hình, hơn nữa còn quan sát cả ký túc xá của công nhân. Nhìn thấy Zibowa đang cầm sách trong tay, giám đốc chỉ lật sổ ghi chép của mình vài cái sau đó không nói gì liền rời khỏi.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Wonderopolis)

Ngày thứ hai, giám đốc gọi Zibowa đến phòng làm việc hỏi: “Cậu muốn học những thứ đó để làm gì?”

Zibowa rất tự nhiên trả lời: “Tôi nghĩ công ty chúng ta không thiếu những người làm công, nhưng chắc chắn sẽ cần những nhân viên hoặc quản lý vừa có kinh nghiệm vừa có kiến thức kỹ thuật chuyên môn. Đúng không?”

Giám đốc nghe xong gật đầu.

Không lâu sau đó, Zibowa được thăng chức làm kỹ thuật viên. Một số công nhân cùng ông làm việc ở công trường không ngừng châm chọc ông. Nhưng ông chỉ trả lời rằng: “Tôi không phải đang là việc vì chủ, càng không đơn thuần chỉ vì tiền, tôi chỉ đang làm việc vì mong ước của chính mình. Chúng ta chỉ có thể nâng cao bản thân trong quá trình làm việc, tôi muốn thông qua công việc của mình tạo ra nhiều giá trị, vượt qua cả tiền lương. Tôi coi bản thân mình là chủ của công ty và tôi sẽ đạt được cơ hội phát triển.”

Zibowa đã luôn dựa theo cách nghĩ này mà nỗ lực làm việc, học hỏi chăm chỉ, và nắm vững kiến thức kỹ thuật một cách có hệ thống. Bằng cách này, Zibowa từng bước được đảm nhận chức vụ kỹ sư. Ở tuổi 25, Zibowa cuối cùng đã làm tổng giám đốc của công ty xây dựng này.

Thành công của Zibowa hoàn toàn là dựa vào nỗ lực của chính ông. Kể từ ngày ông gia nhập công ty, ông vẫn luôn ôm ấp lý tưởng to lớn mà tiến về phía trước. Ông đã chuẩn bị cho mục tiêu của mình và nỗ lực phấn đấu. Công ty chỉ trở thành một nền tảng để ông hướng tới mục tiêu của mình. Đồng thời công ty cũng là một sân khấu để ông thể hiện tài hoa của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn: warosu.org)

Cũng bởi vì lý tưởng này và tính nhẫn nại, cẩn thận của bản thân, Zibowa không những làm tổng giám đốc của công ty xây dựng, mà còn được Jones – nhà kỹ sư thiên tài của công ty thép Carnegie phát hiện ra tài năng của ông. Jones muốn ông trở thành cánh tay đắc lực của mình, quản lý toàn bộ mọi việc trong nhà máy. Hai năm sau, Jones vì sự cố mà qua đời, Zibowa đảm nhận vai trò trưởng nhà máy. Nhờ có sự nỗ lực không ngừng, nhiệt tình làm việc, và ngày càng tiến bộ của Zibowa mà nhà máy của ông đã trở thành linh hồn của công ty thép Carnegie. Một vài năm sau đó, Carnegie đích thân chỉ định Zibowa làm chủ tịch của công ty thép.

Câu chuyện của Zibowa không phải muốn nói bạn nỗ lực là sẽ được làm chủ. Mà nó muốn nói chỉ cần bạn nỗ lực, bỏ ra nhiệt tình nhiều hơn người khác, thì tài hoa của bạn sẽ không bị mai một. Bạn phải học được cách xem công ty như sân khấu của chính mình, dùng thái độ của một người chủ mà làm việc.

Bạn đang làm việc vì ai? Đáp án đã rất rõ ràng rồi: Bạn đang vì bản thân mà làm việc, vì cuộc sống của chính mình mà làm việc.

4. Đổi vị trí để suy xét, hiểu được ông chủ

Ông chủ muốn mở một công ty, một nhà máy đều phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn và rủi ro: bỏ tiền để xây dựng nhà máy, mua máy móc thiết bị, mua nguyên liệu mà còn phải tuyển dụng nhân viên, tổ chức sản xuất, và phát triển thị trường, hơn nữa còn quảng cáo sản phẩm, cộng với khoản vay ngân hàng.

Ngoài ra, còn đi đến cục công thương, cục thuế, và các cơ quan chính phủ khác nhau để đăng ký và phê duyệt. Đây không chỉ là những công việc khó khăn, mệt mỏi, mà còn đòi hỏi những khả năng đặc biệt, ví dụ: khả năng tổ chức, khả năng quan hệ công chúng, khả năng lập kế hoạch, khả năng tài chính, khả năng quản lý, v.v.

Áp lực của nhà quản lý (Ảnh minh họa: hrreview.co.uk)

Cho nên, ở đây đề xuất vấn đề đổi vị trí suy xét có nghĩa là nhân viên cần phải suy nghĩ về một số vấn đề từ quan điểm của ông chủ, hiểu rõ mọi khó khăn của chủ. Nếu bạn là chủ của một công ty, chắc chắn bạn cũng sẽ mong muốn rằng khi bạn không có mặt, các nhân viên của công ty vẫn có thể làm việc chăm chỉ như họ thường biểu hiện. Mọi người đều làm tốt bổn phận của mình, chú ý duy trì lợi ích của công ty. Chỉ có như vậy bạn mới có thể yên tâm mà giải quyết các vấn đề bên ngoài.

Đảm bảo nghiệp vụ thuận lợi phát triển, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng, đây là điều mà chủ yêu cầu ở nhân viên. Mặc dù bạn bỏ ra công sức, nhưng bạn sẽ nhận lại được thứ xứng đáng với những gì đã bỏ ra. Bạn nên suy xét rằng, người chủ đã cung cấp cho bạn vị trí quản lý chuyên nghiệp. Ngoài ra còn phát tiền lương, tiền thưởng cho chúng ta, chúng ta không có lý do gì mà không làm tốt công việc của bản thân.

Đặc biệt là khi chủ không có ở đó, thì bạn càng nên xem bản thân là chủ mà làm việc.

5. Xem sự nghiệp của ông chủ như sự nghiệp của “bản thân”

Chúng ta hãy dùng thái độ của một người chủ mà làm việc, xem sự nghiệp của chủ như sự nghiệp của “bản thân”. Nếu như bạn là chủ, bạn nhất định sẽ mong muốn nhân viên cũng giống như bạn, chăm chỉ, cần mẫn, và tích cực chủ động làm việc.

Vì vậy, khi chủ của bạn đưa ra yêu cầu này, bạn nên nỗ lực đi làm, dùng tâm mà làm, và làm việc một cách có tính sáng tạo.

Nỗ lực làm việc (Ảnh minh họa: Summit VA Solutions, Inc)

Dần dần tích lũy được kinh nghiệm trong công việc, nắm vững các phương pháp và kỹ thuật đàm phán, đồng thời chú ý nắm bắt cách thức khiến đôi bên cùng có lợi. Với thái độ của một người chủ, bạn sẽ trở thành một người đáng tin cậy, một người mà các vị sếp lớn luôn vui vẻ chấp nhận. Khi một người tận hết chức trách của mình hoàn thành công việc, thì người đó đã xem phần công việc này là sự nghiệp của bản thân và đồng thời cũng đang bồi dưỡng “tư duy của chủ” cho bản thân.

6. Năng lực quan trọng hơn tiền bạc

Ông chủ ngân hàng nổi tiếng Klaas lúc còn trẻ cũng liên tục thay đổi công việc, nhưng ông luôn ôm ấp lý tưởng có thể điều hành một ngân hàng có quy mô lớn. Ông từ làm một nhân viên giao dịch, làm một kết toán trong một công ty gỗ, và cũng từng làm một thu ngân…

Trải qua nhiều dạng công việc khác nhau cuối cùng mới có thể đến gần với mục tiêu, ông nói: “Một người có thể sở hữu rất nhiều con đường khác nhau để đến được mục tiêu của bản thân. Nếu như trong một cơ cấu nào đó bạn có thể học được tất cả những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn cần thì tất nhiên là tốt. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bạn cần liên tục thay đổi môi trường làm việc của mình. Đối mặt với tình huống này, tôi nghĩ chúng ta cần phải xác định rõ bản thân muốn gì, tại sao phải làm như vậy?”

Năng lực quan trọng hơn tiền bạc (Ảnh minh họa: Thrive Global)

“Nếu như tôi thay đổi công việc chỉ để kiếm thêm vài đô la mỗi tuần, e rằng tương lai của tôi đã sớm hy sinh ngay giờ phút ấy. Tôi thay đổi công việc hoàn toàn là vì công ty và người chủ hiện tại đã không thể cho tôi thêm bài học hữu ích nào nữa”.

7. Từ bỏ tâm lý của một người làm công

Theo một nghĩa nào đó, tâm lý làm công thực sự rất có hại. Tâm lý làm công lâu dài sẽ cũng cố thành tư duy của bạn. Làm suy yếu tinh thần trách nhiệm và giết chết tư duy sáng tạo của bạn. Không có khái niệm nền tảng và kế hoạch lâu dài. Điều quan trọng nhất là khi bạn làm công càng lâu, thì nhìn nhận sự việc càng bi quan, bản thân cũng càng tự ti. Một nhóm các ông chủ gặp nhau, thì chủ đề trò chuyện luôn luôn là hoàn cảnh thương nghiệp, và làm thế nào để phát triển sự nghiệp, kinh nghiệm của bản thân. Biểu thị cho đối phương thấy đều là một mặt hào quang sáng chói của bản thân.

Nhưng ngược lại, khi một nhóm công nhân tụ hợp thì đề tài trò chuyện luôn luôn là phàn nàn về người chủ, phàn nàn về khối lượng công việc nặng nề và không tỷ lệ thuận với thu nhập, v.v …

Nhân viên phàn nàn về sếp của mình (Ảnh minh họa: VideoBlocks)

Rất ít công nhân hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình, và họ luôn biểu thị với đối phương rằng bản thân không được trọng dụng, không được phát huy.

Tại sao công nhân chọn sử dụng ngôn ngữ thay vì làm việc chăm chỉ để đạt được cân bằng tâm lý? Điều này không thể tách rời với tâm thái của người làm công. Những người luôn dùng thái độ và cách làm của công nhân để làm việc thì cũng chỉ có thể luôn là một nhân viên. Ngược lại khi dùng thái độ và cách làm của một người chủ để làm việc thì bạn sẽ không ngừng tiến bộ. Có lẽ hiện tại không phải là thời cơ chín muồi để bạn trở thành một người chủ, cũng sẽ có một ngày bạn từ nhân viên mà thành chủ.

Hãy tính thử xem, trong bảy phẩm chất này bạn đã sở hữu hơn bốn phẩm chất hay không? Nếu có, vậy thì chúc mừng bạn, bởi vì trong đời bạn đã chú định sẽ có một khoảng trời riêng của mình.

Bạn đang đọc bài viết: “Người sở hữu 7 phẩm chất này thì sớm muộn sẽ thành ông chủ: Bạn đã có được mấy điều rồi?” tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||830fd9b79__