Hàng trăm nghìn con vật bị giết hại trong một lễ hội hiến tế tôn giáo khiến người ta phải rùng mình ghê sợ. Tục lệ man rợ ấy cuối cùng cũng đi đến hồi kết.

Gadhimai là một lễ hội truyền thống được tổ chức 5 năm một lần tại ngôi đền Gadhimai, làng Bariyarpur, phía Nam Nepal. Trong lễ hội này, hàng trăm nghìn gia súc, gồm có bò, lợn, dê, gà, và chim, sẽ bị giết để hiến tế cho Gadhimai, một nhân vật được người Madheshi và Bihari tôn thờ.

(Ảnh: Slasat)
Người tham gia cho rằng họ đang thực hiện một nghi thức xua đuổi tà ma?!? (Ảnh: Slasat)

Ước tính có khoảng 500.000 gia súc đã bị giết hại chỉ riêng tại lễ hội Gadhimai vào năm 2009. Tuy nhiên, lần lễ hội kế tiếp diễn ra vào năm 2019 sẽ là một buổi lễ “ngợi ca sự sống”, theo lời phát ngôn viên của ngôi đền Gadhimai.

(Ảnh: Times of India)
Những người đàn ông khỏe mạnh đang thực hiện việc tàn sát động vật (Ảnh: Times of India)

Có khoảng 4 triệu người tham dự vào lễ hội truyền thống hàng năm này, 80% trong số đó là những người dân sinh sống tại bang Bihar và Uttar Pradesh của Ấn Độ. Họ tới Nepal để thực hiện nghi thức hiến tế động vật tàn nhẫn sau khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm sát hại động vật hàng loạt. Những người tham gia nghi lễ tin rằng việc hiến tế cho Gadhimai có thể mang tới thịnh vượng và xua đuổi tà ma…

(Ảnh: Justice for Hindus)
Hình ảnh con vật đứng giữa xác của các bạn trong bầy khiến người ta không khỏi run sợ (Ảnh: Justice for Hindus)

Trong buổi lễ Gadhimai vào năm 2009, nhà chức trách đã vào hùa với người dân tại đây. Sau khi nhận ra rằng số lượng dê dành cho hiến tế có thể bị thiếu, họ bắt đầu tuyên truyền trên radio khuyến khích người dân bán gia súc của mình. Kỳ lễ hội này bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 11, và diễn ra trong một tháng.

(Ảnh: Dawn)
Hàn trăm nghìn gia súc bị giết hại (Ảnh: Dawn)

Trong kỳ lễ hội 2009, việc giết hại động vật để hiến tế tập trung vào ngày 24 và 25 tháng 11. Theo đó, chủ tọa ngôi đền sẽ thực hiện nghi lễ tôn giáo Saptabali, hiến tế chuột, chim, gà trống, vịt, lợn, và bò nước. Hơn 20.000 con bò bị giết hại trong ngày đầu tiên, và hơn 200 người đàn ông phụ trách cuộc tàn sát gần ngôi đền.

Người biểu tình tại Đức phản đối lễ hội hiến tế ở Nepal (Ảnh: World News Radio)
Người biểu tình tại Đức phản đối lễ hội hiến tế ở Nepal (Ảnh: World News Radio)

Sau khi thảm cảnh của đàn gia súc được các nhà bảo vệ động vật và những người theo đạo chú ý, họ đã tập hợp lại để phản đối nghi lễ tàn nhẫn này. Mặc dù lúc đầu chính quyền Nepal bày tỏ rằng họ sẽ “không can dự vào các phong tục cổ đã có từ hàng trăm năm,” nhưng trước làn sóng phản ứng mạnh mẽ, tháng 7 vừa qua, phát ngôn viên của ngôi đền Gadhimai cho hay, họ sẽ ngừng việc hiến tế động vật trong ngày lễ này. Tuy nhiên, liệu họ có thật sự dừng thảm sát động vật hay không, và việc giám sát hoạt động này như thế nào, vẫn còn là những câu hỏi lớn.

Quang Minh

Xem thêm: