Mùa hè nóng bức dễ khiến con người trở nên lười biếng. Nhiệt độ cao ngoại trừ thử thách sức chịu đựng nóng bức của con người, nó còn có thể khiến cho bệnh thấp nặng thêm. Trung y nhấn mạnh “mùa hạ dưỡng tâm”, tâm là trọng điểm của dưỡng sinh. Hãy uống 4 loại trà này để thân thể nhẹ nhàng thoải mái hơn trong hè này nhé.

Mỗi khi đến hè, chớ vội uống nước lạnh hoặc sử dụng điều hòa để giải nhiệt, trong quá trình hạ nhiệt càng cần chú ý trừ thấp cho thân thể, mới có thể tiêu trừ sự mệt mỏi của tim mạch và giúp thân thể nhẹ nhàng hơn.

Hãy để trái tim bạn được nghỉ ngơi thoải mái vào mùa hè. Uống trà sau bữa ăn để giảm bớt sự nóng bức và loại trừ bệnh thấp.

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, bạn luôn cảm thấy uể oải mệt mỏi. Đó là để thích ứng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài thân thể nên tốc độ lưu thông máu phải tăng lên. Khi trái tim và huyết quản chịu áp lực lớn hơn sẽ dẫn đến đầu óc quay cuồng và thân thể không có sức lực. 

Lúc cơ thể âm lạnh, không chống chọi được với nhiệt độ cao ở bên ngoài, cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bệnh thấp cùng tiêu hóa của lá lách, khiến cho cơ thể có cảm giác nặng nề, mệt mỏi.

Muốn tránh tình trạng kể trên, mùa hè hạ tâm hỏa. Trung y thường nhấn mạnh, mùa hè chăm sóc thân thể cần bắt đầu từ dưỡng tâm, hàng hỏa giúp giảm sức nóng tác động lên trái tim, cũng chú ý loại bỏ thấp, mới có thể giúp cho cơ thể thoải mái hơn. Nên uống một tách trà sau bữa ăn để giúp thân thể trừ thấp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, loại bỏ mệt mỏi tinh thần, giúp cho bạn cảm thấy thời gian mùa hè thoải mái hơn. 

Để nuôi dưỡng tim mạch và giảm sưng tấy, hãy bắt đầu vào buổi sáng sớm bằng một tách trà đậu đỏ và lúa mạch

Theo lý của trung y, mùa hè thuộc hỏa trong ngũ hành, đối ứng với tạng phủ là tâm, cho nên dưỡng sinh mùa hạ nhấn mạnh dưỡng tâm giảm hỏa. Mà ‘Hồng là hỏa, nhập tâm’,  mùa hè nên ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ. Ảnh đậu đỏ.  (Shutterstock)

Nguyên liệu: 50g đậu đỏ, 30g lúa mạch, 1000ml nước

Cách nấu:

1. Cho đậu đỏ và lúa mạch vào chảo sành, dùng lửa nhỏ rang tới khi thấy mùi thơm thì đem ngâm nước ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ. 

2. Nấu trên lửa vừa, khuấy nhẹ (cố gắng không làm vỡ), đun sôi nhẹ rồi vặn lửa nhỏ đun trong 30 phút.

3. Sau khi tắt bếp, lọc lấy nước, để nguội rồi uống.

Công hiệu dưỡng sinh: Theo lý thuyết của trung y, “mùa hè thuộc về hỏa”. Dưỡng thân chú trọng dưỡng tâm giảm nóng; Trong Âm dương ngũ hành, “Hồng là hỏa, nhập tâm, có thể bổ khí bổ huyết”, mùa hè nên ăn thực phẩm có màu đỏ như đậu đỏ, chà là đỏ, cà chua… 

Đậu đỏ có thể thanh nhiệt và giải độc, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm cho làn da hồng hào; lúa mạch là một “thần khí lợi tiểu”, rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa; khi hai thực phẩm này hòa cùng nhau, ngoại trừ thúc đẩy tiêu thấp mà còn giảm viêm nhiễm và duy trì độ đàn hồi của da. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy chân tay sưng tấy và nước da kém sắc, hãy uống một tách trà đậu đỏ và yến mạch.

Chú ý:

Trong quá trình nấu, nếu nước súp đặc dần là do đậu đỏ và hạt lúa mạch bị vỡ, tinh bột bên trong chảy ra ngoài khiến chúng bị đục. Muốn tiêu phù thũng tốt nhất là không nên để hai loại hạt này bị vỡ. 

Nước ô mai (nước mơ) là thức uống tốt nhất để giải nhiệt, giảm mệt mỏi trong mùa hè. 

Uống nước ô mai bồi bổ sức khỏe vào mùa hè không chỉ giải nhiệt, giải khát mà còn nuôi dưỡng, làm đẹp da. (Ảnh được cung cấp bởi Tạp chí Dưỡng sinh Tân Dịch)

Nguyên liệu: 35g ô mai đen nấu chín, 10g lạc thần, 25g tiên tra (táo gai), 12,5g trần bì (vỏ quýt), 7,5g cam thảo, 200g đường phèn, 2000cc nước

Cách nấu:

Bước 1. Rửa sạch dược liệu, cho vào nước rồi đun sôi trên lửa lớn.

Bước 2. Vặn lửa nhỏ, đậy nắp nồi và nấu trong 1 giờ, lấy nguyên liệu ra và để nguội nước trước khi uống.

Tác dụng bảo vệ sức khỏe: Thức uống mùa hè phổ biến “Nước ô mai”, có vị chua ngọt tuyệt vời, không chỉ có tác dụng loại bỏ dầu, giảm nhờn mà còn bảo vệ ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Bản thân cây ô mai là một loại thuốc bắc, giàu axit hữu cơ, có thể giúp làm giảm sự tích tụ axit lactic, đào thải các chất có hại làm lão hóa mạch máu, từ đó loại bỏ mệt mỏi.

Trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nước ép ô mai với công thức khác nhau. Nước ép ô mai cầu kỳ hơn sẽ có thêm hoa lạc thần, táo gai, cam thảo, vỏ quýt và một ít đường phèn, tuỳ thuộc khẩu vị. Nước ô mai dưỡng sinh không chỉ có công dụng giải khát mà còn dưỡng nhan rất tốt. Bởi vì hoa lạc thần rất giàu polyphenol và anthocyanin, có thể chống oxy hóa và chống viêm. Uống vừa phải có thể giúp cải thiện khả năng giữ ẩm của da. 

Chú ý: 

Nếu lo lắng lỗ rây ở nhà quá rộng không thể lọc hết cặn thức ăn đã nấu chín, bạn có thể mua túi gạc có lỗ dày đặc ở cửa hàng thuốc bắc hoặc cửa hàng đồ kim khí. Sau khi rửa sạch nguyên liệu, cho tất cả vào túi rồi đun sôi trong nước để có vị ngon hơn.

Uống trà sữa thục địa để thân thể tràn đầy sinh lực gấp 100 lần 

Uống trà sữa thục địa thơm và bổ dưỡng vào mùa hè có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. (Ảnh được cung cấp bởi Tạp chí Dưỡng sinh Tân Dịch)

Nguyên liệu: 5g Địa Hoàng, 1 lon sữa tươi nhỏ

Cách làm:

1. Đun nóng sữa tươi trên lửa nhỏ.

2. Cắt địa hoàng thành từng miếng rồi cho vào sữa nóng.

3. Khi màu sữa chuyển sang màu đen từ nhạt đến đậm, hãy điều chỉnh nó theo màu bạn thích, sau đó dùng.

Công hiệu dưỡng sinh: Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ khi làm việc vào buổi chiều, hãy pha ngay tách trà sữa thục địa hoàng và uống. Nghiên cứu y học đã xác nhận rằng thục địa hoàng giàu đường và rất giàu polysaccharides, polysaccharides, axit amin, aucubin và nhiều loại vitamin, có khả năng bổ dưỡng và lợi tiểu, giúp tăng cường chức năng của thận, cải thiện khả năng miễn dịch, tăng cường thể lực và trừ thấp. Uống một tách trà sữa thục địa hoàng vừa thơm vừa bổ dưỡng mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và nâng cao tinh thần chính là cách chăm sóc nhẹ nhàng và tốt nhất cho cơ thể bạn.

Chú ý:

Nhớ chọn địa hoàng đã được hấp chín và phơi nắng nhiều lần, tương đối không khô nóng và không lạnh.

Giúp đầu óc giảm bớt suy nghĩ miên man, hãy uống một tách trà hoa cúc kỷ tử 

Trà hoa cúc kỷ tử có tác dụng trấn tĩnh an thần. (Ảnh được cung cấp bởi Tạp chí Dưỡng sinh Tân Dịch)

Nguyên liệu: 5 đóa cúc hoàng kim khô, 3 quả kỷ tử, 500ml nước

Cách làm:

1. Cho hoa cúc vào ấm rồi sao trên lửa nhỏ cho tới khi thấy mùi thơm, để cho tính hàn của hoa cúc chuyển sang ấm. 

2. Dùng nước đun sôi rót vào ấm đựng cúc hoàng kim đã sấy cùng quả kỷ tử rồi đậy nắp ấm và om trong 15 phút trước khi uống.

Công hiệu dưỡng sinh: Nhịp độ sống của người hiện đại rất nhanh, đến giờ đi ngủ họ vẫn còn lướt điện thoại, dẫn đến mắt cay nhức và làm cho chất lượng giấc ngủ không tốt. Lúc này nên uống một tách trà hoa cúc hoàng kim kỷ tử để trấn tĩnh an thần, để hương hoa cúc giúp làm lắng dịu tâm trí. 

Kỷ tử được mệnh danh là “Quả thần tiên của phương Đông”. Y học hiện đại cũng chứng minh, một quả kỷ tử nhỏ có chứa 18 loại axit amin, một lượng lớn beta-carotene, betaine, phức hợp vitamin B, vitamin C, đường và polysacarit. Ngoài ra còn có canxi, phốt pho, sắt và các chất khác, loại quả này không chỉ bảo vệ mắt mà còn nuôi dưỡng gan, cải thiện thị lực và giảm 3 cao (Huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao).

Chú ý:  

Cánh hoa cúc rất mảnh, khi sao hoa cúc động tác cần nhanh mới không làm chúng bị nát, nếu để hoa cúc cháy sẽ có vị đắng. 

Nên uống trà trước khi đi ngủ 2 tiếng đồng hồ mới không buồn đi tiểu tiện khi đang nằm ngủ trên giường. 

Theo Epoch Times
San San biên dịch