Trường học là nơi bồi dưỡng về mặt kiến thức và nhân cách cho trẻ, tuy nhiên để dưỡng dục trẻ có thái độ học tập tốt lại cần rất nhiều công sức và sự phối hợp của cha mẹ.
Đặc điểm chung của trẻ “thích học” không phải ở năng lực mà là thái độ
Đối với việc học của trẻ khi còn ở lớp mẫu giáo, sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải, đó là “phó mặc hết mọi chuyện vào lớp, vào cô”. Cha mẹ thường cho rằng, chỉ cần cho con đến lớp, con sẽ học được những kiến thức cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, suy nghĩ như vậy chưa thực sự thấu đáo.
Để bồi dưỡng trẻ thích học, cha mẹ cần lưu ý 6 đặc điểm cơ bản sau đây, nhưng cũng nên lưu ý hơn rằng, 6 đặc điểm này cần được dưỡng thành từ nền tảng gia đình chứ không phải thầy cô hay trường lớp.
6 đặc điểm của trẻ “thích học”
Tiến sĩ Arthur Costa, Giáo sư danh dự của đại học California State, đã tiến hành nghiên cứu những đặc điểm chung của trẻ “thích học”. Kết quả nghiên cứu đã hoàn khác so với suy nghĩ ban đầu của ông.
Dưới đây là kết quả nghiên cứu những đặc điểm chung của trẻ “thích học”:
- Không bỏ cuộc
- Có tính tự chủ
- Lắng nghe người khác nói
- Suy nghĩ linh hoạt
- Cố làm chính xác
- Không sợ thử thách
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ những đặc điểm chung của trẻ “thích học” không thuộc về “khả năng trí tuệ” như giỏi về toán, hình vẽ, trí nhớ vượt trội, v.v. mà thuộc về thái độ đối với học tập, cụ thể là: Không bỏ cuộc, có tính tự chủ, lắng nghe người khác nói, không sợ thử thách.
Ngoài những bé có tố chất thiên tài bẩm sinh (rất ít có), trẻ “thích học” luôn cần có thái độ học tập tốt.
Thái độ học tập tốt biểu hiện ở trẻ thích học rất dễ nhận ra có các khả năng sau như sau:
- Nỗ lực không ngừng,
- Tập trung hết sức vào sự vật,
- Lắng nghe người khác nói
- Không sợ thất bại, dũng cảm đối diện với thử thách.
Giúp con có thái độ học tập tốt, trách nhiệm không chỉ thuộc về trường lớp hay thầy cô mà còn thuộc về cha mẹ
Trường học là nơi bồi dưỡng về mặt kiến thức và nhân cách cho trẻ, tuy nhiên để dưỡng dục trẻ có thái độ học tập tốt lại cần rất nhiều công sức và sự phối hợp của cha mẹ.
Những cha mẹ không thường xuyên ở nhà để rèn luyện cho con thái độ học tập ngay từ khi còn nhỏ tuổi, sau này khi lên các lớp lớn, khả năng tiếp thu của con so với các bạn cùng lớp sẽ dần dần có sự chênh lệch. Những trẻ tiếp thu và hiểu bài ở mức cao, lực học càng ngày càng tốt. Ngược lại, những trẻ tiếp thu và hiểu bài ở mức thấp, lực học càng ngày càng sa sút.
Những trẻ tiếp thu bài ở mức cao không cần thiết phải đến những lớp học thêm danh tiếng, chỉ cần học tốt tại trường là đạt đủ yêu cầu về trình độ.
Hãy nói chuyện với giáo viên của con
Hỏi thăm giáo viên những nội dung đang được giảng dạy trên lớp và các điểm mạnh yếu của con là gì. Căn cứ theo đó, cha mẹ có kế hoạch hỗ trợ thêm cho con.
Thói quen được rèn luyện trước 6 tuổi sẽ xác định thái độ học tập của trẻ
Trong giáo dục gia đình, cha mẹ nên hỗ trợ việc học cho con như thế nào?
Cha mẹ cần tạo môi trường giao tiếp cởi mở, gần gũi với con, đồng thời tạo dựng cho con những thói quen học tập tốt, như:
– Đọc cho con nghe nhiều sách, truyện trước khi vào lớp một;
– Giúp con làm quen với học bài trên giấy;
– Hãy cùng con đọc và chia sẻ những vấn đề thời sự;
– Cùng con đọc các bài báo, bản tin, v.v…
Nếu bạn đã có con nhưng con bạn lại không thích học, bạn cần nhanh chóng bắt đầu rèn luyện cho con những thói quen học tập tốt. Hãy giúp con và đừng bỏ mặc chúng tự khôn lớn.
Bạn có thể giúp con kiểm tra nội dung bài tập về nhà xem đã làm đúng, làm đủ chưa, chỗ nào con chưa hiểu hãy kiên nhẫn chỉ bảo. Lúc rảnh rỗi, cùng con đến nhà sách, thư viện tìm đọc những cuốn sách hay.
Cha mẹ nên chỉ là người đồng hành và hỗ trợ cho con khi cần thiết, mỗi ngày một chút thời gian, rồi một ngày, trong con sẽ bừng sáng lên suy nghĩ “con muốn cố gắng”.
Tâm Kính
Theo CMoney