Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, Việt Nam là đất nước hình chữ S xinh đẹp và yên bình. Trải qua những năm tháng dài lâu của lịch sử, Việt Nam mang trong mình bản sắc dân tộc rất đáng tự hào. Loạt bài Lăng kính Việt Nam của chuyên mục Học tiếng Anh xin được giới thiệu với độc giả các đoạn văn song ngữ Anh – Việt khai thác những nét đẹp về văn hóa, thiên nhiên, con người Việt Nam kèm theo những giải thích từ mới, cấu trúc nổi bật để người học có thể tự tin giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Today is the era of computers and smartphones, and a few children in the city know the traditional games like hiding and seek, mandarin square capturing and jumping rope,… When the beauty of our nation is only reproduced through symbolic performances in festivals, we suddenly realize how simple and happy the days we had had. It is the childhood of folk games filled with laughter with the children around the village…
Khi thời đại của những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh lên ngôi, trẻ em thành phố mấy ai biết đến trò trốn tìm, ô ăn quan, nhảy dây,… Khi những nét đẹp dân tộc chỉ còn được tái hiện một cách “sân khấu” trong các dịp liên hoan, lễ hội, chợt nhận ra ta đã có những ngày tháng giản dị mà hạnh phúc đến nhường nào. Đó là tuổi thơ của những trò chơi dân gian đầy ắp tiếng cười cùng lũ trẻ quanh làng…
Hide and seek
Five, ten, fifty, twenty…one hundred. Don’t care who haven’t hidden, I start opening my eyes to seek.
That is the familiar saying of the game of hide and seek. A blindfolded person both faces to the pole and counts to a number that is agreed in advance. The fugitive will find a secret place to hide. After complete counting, the seeker will find the fugitive but at the same time he has to prevent the pole from being clapped by the fugitive. If the pole is clapped, the seeker will lose and he has to count another round.
Trò chơi trốn tìm
Năm, mười, mười lăm, hai mươi … một trăm. Bắt đầu mở mắt đi tìm, ai chưa xong mặc kệ.
Đó là câu nói quen thuộc của trò chơi trốn tìm. Một người sẽ bịt mắt, vừa đứng xoay mặt vào cột vừa đếm đến một con số đã thỏa thuận trước. Người trốn sẽ đi tìm nơi nào kín đáo. Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được người trốn nhưng đồng thời cũng phải giữ vị trí cột mình đứng sao cho người trốn không chạy ra vỗ tay vào cột. Nếu như vậy sẽ bị tính là thua và người đếm phải đếm lại vòng khác.
Play in the sentry-box
Just pick up firewood or cut down the branches to make the poles, then cover the banana leaves to make the roof, so you have a sentry-box. After that, the children will find toys including pots, pans, bowls… then pretend to cook food and sell them to “neighbors”, your neighbors will give you some money which is… leaves. It’s so simple, but it’s the childhood of the countryside kids!
Chơi nhà chòi
Chỉ cần lấy củi hoặc chặt các nhánh cây làm cột nhà, rồi lấy lá chuối che lên làm mái là ngôi nhà đã hoàn thành. Sau đó những đứa trẻ sẽ đi kiếm đồ chơi gồm có nồi, chảo, bát… giả nấu cơm, làm bánh và đem bán cho “hàng xóm” với tiền là… lá cây. Đơn giản vậy thôi nhưng là cả tuổi thơ của lũ trẻ vùng quê thời ấy đấy!
Kite flying
Kite flying is the game that makes children run without tiredness. The sky which is full of kites is the dream of children on the fields. The joy of this game also comes from taking advantage of the time after school to carefully glue the kite. Kites are made of lozenge bamboo frame and the colored paper was glue on the frame, then attach long nylon or paper strings. Kites are tagged with a ball of string and released to the wind to soar into the sky thanks to the player’s clever control.
Thả diều
Nếu có trò chơi nào khiến con nít chạy không biết mệt thì đó chính là thả diều. Bầu trời diều là cả vùng ước mơ của trẻ con trên cánh đồng. Niềm vui của trò này còn đến từ việc tranh thủ thời gian đi học về ngồi tỉ mẩn dán từng con diều nữa. Những cánh diều được làm bằng các nan tre làm sườn tựa như hình thoi, giấy tập hay giấy màu được phết hồ rồi dán lên và nối đuôi dài bằng dây ni-lông hay giấy. Diều được mắc vào cuộn dây thật dài và thả ngược gió để giúp diều bay vút lên bầu trời nhờ sợ khéo léo của người chơi.
Dragon and Snake game
There is no limit to the players. A child playing a physician faces the children playing a dragon. Some children grasp the tails of others’ coats (or holding each other’s back) to make a long dragon. The head of the dragon is the strongest one in the group and he has to both go around and read the poem: “Dragon flies to the sky, there is a dancing tree, there is a house of soldiers, is the physician at home?” The physician chases the dragon and tries to catch the tail (the last one), the first one (the head of the dragon) stretches his arms to prevent the physician. If the physician catches the tail, the tail will be cut off. The game starts from the beginning until the dragon loses its parts. If any part of the dragon departs or falls, it will lose.
Rồng rắn lên mây
Không giới hạn người chơi, một trẻ làm thầy thuốc đứng đối diện với những người làm rồng rắn. Các bé khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành rồng rắn. Người đứng đầu thường khoẻ nhất trong nhóm, đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, hỏi thăm thầy thuốc có hay nhà không?” Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn và tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi (trẻ cuối cùng), trẻ đứng đầu dang tay cản. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua.
Hitting can
The feeling of hitting the can from far distance is really funny! A child throws a slipper at the can to make it topple over onto the ground, then he will run quickly to pick up the slipper and run back to the starting point. The child who has a mission of picking up the can has to quickly pick up the can and put it in the circle that was drawn on the ground, then this child has to catch up others. If there is a person being caught, he will become the one who has to pick the cans. Then the game continues.
Ném lon
Cảm giác tạt trúng chiếc lon đằng xa thật sự rất vui! Một trẻ cầm một chiếc dép ném vào lon cho lon ngã xuống, sau đó chạy nhanh lên nhặt dép rồi chạy về điểm xuất phát. Trẻ đứng nhặt lon phải chạy thật nhanh nhặt lon để vào vòng rồi chạy bắt các bạn. Nếu bắt được một bạn thì đổi chỗ, bạn bị bắt phải ra nhặt lon. Trò chơi tiếp tục.
It is not easy to list all the Vietnamese children’s games in a few pages. However, we know that all have become the beautiful memories, so now whenever we remember them, we know how lucky we were!
Cũng chẳng dễ dàng để có thể kể hết những trò chơi của trẻ em Việt ngày xưa trong một vài trang giấy. Chỉ biết rằng, tất cả đã trở thành một ký ức thật đẹp, để giờ đây mỗi khi nhớ lại, ta thấy mình may mắn biết bao!
Từ mới và cấu trúc:
hide and seek (n) /ˌhaɪd.ənˈsiːk/: trốn tìm
fugitive (n) /ˈfjuː.dʒə.t̬ɪv/: người đi trốn
start + Ving: bắt đầu làm gì đó
firewood (n) /ˈfaɪr.wʊd/: củi
kite flying (n) /ˈkaɪtˌflaɪ.ɪŋ/: trò thả diều
dream of: ước mơ về cái gì
be full of: đầy cái gì
string (n) /strɪŋ/: dây
dragon and snake game (n) /ˈdræɡ.ən/ /ən/ /sneɪk/ /ɡeɪm/: trò rồng rắn lên mây
grasp (v) /ɡræsp/: bắt lấy nhanh
topple (v) /ˈtɑː.pəl/: đổ
Thiên Cầm