Tam Tự Kinh là cuốn sách học vỡ lòng cho trẻ em và được sử dụng cho việc giáo dục tại gia. Học Tam Tự Kinh không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa truyền thống mà còn giúp trẻ ứng xử những tình huống mà có thể gặp sau này trong cuộc sống. Cuối mỗi bài học là trích đoạn phim gắn liền với những câu chuyện của nội dung bài học. Chuyên mục xin được giới thiệu với độc giả loạt bài học tiếng Anh qua tác phẩm giáo dục kinh điển này.

***

Bài 16: Khổng Tử Dạy Con

Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi câu chuyện Khổng Tử Dạy Con, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần thảo luận nhé.

Bước 1: Từ vựng cần nhớ

  • đang rảnh rỗi ở nhà: (be) resting at home
  • thở dài: with a sign
  • chau chuốt: titivate
  • ăn mặc gọn gàng: look sordid
  • thất lễ: disrespectful
  • tiếp cận: approach 
  • học vấn uyên bác: great wisdom 
  • giữ được: maintain
  • bề ngoài: appearance
  • bản chất: intrinsic qualities
  • tính tình: integrity 
  • chất phác: rustic
  • lỗ mãng: vulgar
  • thô kệch: barbaric
  • quá chú trọng: put too much emphasis on 
  • lỗ mãng: speaks louder than
  • hư giả và khoe mẽ: hypocritical and unreal.
  • lời ngon tiếng ngọt: sweet words
  • nhân cách lý tưởng và điển hình: an idol and model
  • kết hợp xác đáng: strike a balance in between.

Bước 2: Đọc hiểu nội dung giải nghĩa

Câu chuyện về Khổng Tử Dạy Con

One day, while Confucius was resting at home, he said to his son Kong Li with a sigh, “A gentleman must learn. He must titivate himself before meeting others, or he would look sordid. If he looks sordid, he would seem disrespectful to others. If he seems disrespectful to others, he would not be able to live in this world. Those who look radiant at a distance are the ones who have titivated themselves. Those who approach and enlighten others are the ones with great wisdom.”

Một hôm, Khổng Tử rảnh rỗi ngồi ở nhà, bèn cất tiếng thở dài với con trai Khổng Lý: Quân tử không thể không học tập, gặp mặt người khác không thể không ăn mặc gọn gàng, không chau chuốt thì sẽ hiện ra vẻ không chỉnh tề, không sạch sẽ gọn gàng thì tức là không tôn trọng người khác, mà đã không tôn trọng người khác thì bằng như thất lễ. Thất lễ thì không thể tự lập trên đời được. Người đứng ở nơi xa mà người khác cũng biết đến, chính là kẻ ăn mặc trải chuốt chỉnh tề sạch sẽ; khi tiếp cận với người khác có thể làm người thấu hiểu rằng mình là người có học vấn uyên bác.

“Father, what you meant here is that gentlemen must be good at titivating themselves. Yet you also teach me often that gentlemen should maintain themselves as what they truly are. They don’t need to be garish, do they?” Long Li asked.

Khổng Lý nghe xong bèn hỏi: “Vậy ý phụ thân có nghĩa là người quân tử nhất định phải chú trọng tới vẻ bề ngoài. Nhưng chẳng phải phụ thân vẫn thường dạy con rằng người quân tử chỉ cần giữ được bản chất là được rồi, không cần chú trọng tới những gì văn hoa sao?

“Li, you haven’t understood what I meant,” said Confucius. “Elegant appearance is as important as one’s intrinsic qualities. Appearance plus integrity makes a gentleman. If a person is too rustic, he would seem vulgar and barbaric. But one should not put too much emphasis on appearances, either. If one’s appearance speaks louder than his true self, he would become hypocritical and unreal. Those who speak only sweet words or pretend to be nice seldom have any morality. Only when intrinsic qualities match elegant appearance can a person become a gentleman.”

Khổng Tử nói: “Này con, con vẫn chưa hiểu ý của ta. Bề ngoàibản chất đều quan trọng như nhau, dáng vẻ và tính tình đều hoàn mỹ cả thì mới có thể thành người quân tử. Nếu một người quá chất phác, thì sẽ biểu hiện lỗ mãngtrở nên thô kệch. Nhưng cũng không thể quá chú trọng vẻ ngoài. Nếu như một người quá nghiêng về vẻ ngoài, vẻ ngoài lại lấn át phần chất phác bên trong thì lại trở thành hư giả, khoe khoang. Lời ngon tiếng ngọt được ngụy trang bằng vẻ hiền lành, loại người này là loại thiếu nhân đức. Chỉ có vẻ ngoài và bên trong kết hợp đều nhau thì mới là người quân tử”.

A gentleman is an idol and model to all mortals in Confucianism. But to become one is not an easy task. It requires the balance of appearance and personal qualities, just like the Confucian saying, “With appearance and integrity, one can pass for a gentleman.” There is another saying, “Too much is the same as not enough,” which means that a person cannot be a gentleman if he is too garish or too rustic. The only way to be a gentleman is to strike a balance in between.

Quân tử là mẫu nhân cách lý tưởng và nhân cách điển hình của nhà Nho, là tiêu chuẩn và tấm gương cho người bình thường noi theo. Nhưng để trở thành quân tử cũng không phải là chuyện dễ dàng, điều yêu cầu là quan hệ giữa văn và chất phải nắm vững không thiên lệch bên nào. Nho nhã lịch sự mới là quân tử, cũng là biểu hiện về đạo trung dung của nhà Nho, Nho gia giảng “quá do bất cập” (tức là việc gì mà làm quá thì cũng giống như chưa làm được), người quá chú trọng vẻ ngoài hoặc quá suồng sã đơn giản thì đều không thể coi là quân tử. Chỉ có cử chỉ văn nhã và chất phác kết hợp xác đáng thì mới đạt tới cảnh giới của người quân tử.

videoinfo__video2.dkn.tv||eb8d82dc9__

 

Câu hỏi thảo luận:

1. Based on the above-mentioned story, summarize how Confucius told Kong Li about how to be a gentleman?

Based on the above-mentioned story, summarize how Confucius told Kong Li about how to be a gentleman?

2. Bạn thấy nên làm thế nào để luôn tuân theo đạo lý trung dung?

What is the doctrine of the mean? What can we do, so as not to deviate from the correct path?

Theo Chánh Kiến