Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần bao nhiêu thời gian để học một ngôn ngữ mới?
Không thật sự hoàn hảo, không phải chính xác không sai đến một lỗi, không quá trôi chảy nhưng đủ để “xài” được, đủ để bắt đầu, để giao tiếp, để tương tác và hòa nhập với cộng đồng.
Bạn có tin rằng chỉ cần 1 tuần để học một ngôn ngữ mới không?
Thật khó mà tin nổi, phải vậy không?
Chúng ta cần năng khiếu, cần kinh nghiệm để học ngôn ngữ?
Không đâu, không cần tài năng, không cần kinh nghiệm,…
Chỉ có một điều cần thiết, đó là cảm giác rõ ràng về điều cần làm, cái nhìn tổng quát về học ngôn ngữ, làm thế nào để học từ vựng, phát âm, ngữ pháp,…và điều quan trọng hơn làm thế nào thực hành qua giao tiếp thực tế?
Khi chúng ta “càng giãy giụa” trong ngoại ngữ, chúng ta sẽ thất bại trong việc học ngoại ngữ.
Chúng ta được dạy ngôn ngữ, nhưng không được dạy cách học ngôn ngữ.
Vậy, các bước cụ thể để bắt đầu học một ngôn ngữ mới?
I. 90% – Understand your own psychology (Hiểu tâm lý của chính mình)
Có thể có bạn sẽ tự hỏi: “Học ngoại ngữ thì liên quan gì đến tâm lý với cảm xúc ở đây”?
Câu trả lời là: “Có liên quan đấy nhé. Không chỉ liên quan bình thường đâu, mà là rất..rất..chặt chẽ”.
Chúng ta phải hiểu rằng khía cạnh xã hội và tâm lý trong việc học ngôn ngữ là yếu tố quyết định.
Nguyên nhân: đó là, khi chúng ta mới bắt đầu học ngôn ngữ, sẽ rất rụt rè, xấu hổ, chán nản. Chính những điều này ngăn cản bạn bước ra khỏi cánh cửa để học ngôn ngữ.
Đó là bởi vì chúng ta là người lớn, là vị thành niên, chúng ta luôn đánh giá chính mình qua việc sử dụng lời nói hay ngôn ngữ.
Và với ngôn ngữ mới, chúng ta mất kiểm soát và chạy trốn khỏi nó. Điều đó khiến chúng ta nuông chiều bản thân và dễ dàng rút lui trước nỗi sợ ngoại ngữ.
Chúng ta tránh né giao tiếp, trốn bên lề ngôn ngữ, chúng ta làm mọi cách để tránh giao tiếp trực tiếp, trong khi đó, đây là điều duy nhất giúp chúng ta nói tốt hơn.
Chúng ta cần làm gì:
Bước đầu tiên: Xét lại nỗi xấu hổ.
Chúng ta phải tận dụng sự lúng túng này.
Hãy cho rằng, đó là tuổi thơ thứ 2 của mình trong ngôn ngữ mới.
Bước tiếp theo: Thay đổi mục tiêu, nhắm vào sự hiệu quả, thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo và không mắc lỗi và học cách đối phó.
Cách tốt nhất để học kỹ năng đối phó là học cách ứng biến.
Có hai điều cần nói về cách ứng biến.
Thứ nhất, học cách dùng mô tả, cử chỉ, hành động, so sánh, ẩn dụ,…để thay thế từ không biết.
Ví dụ như: Bạn không biết từ “chicken”, vậy hãy làm tiếng gáy “ò ó o” để miêu tả.
Hay, từ tiger (con hổ) bạn có thể diễn tả the “it’s a thing, it’s like a cat but big and orange, and the one behind you looks a little bit hungry”. (Đó là một vật, như con mèo, nhưng to và có màu vàng, và khi nó ở đằng sau bạn, nó trông có vẻ đang đói).
Tuy vụng về, nhưng giúp chúng ta giao tiếp khá hiệu quả.
Thứ hai, dựa vào khả năng ngôn ngữ hoàn hảo của đối phương và dựa vào sự giúp đỡ của họ trong giao tiếp.
Ngôn ngữ không chỉ thuộc riêng bạn. Cả hai người giao tiếp cùng nhau sẽ tạo ý nghĩa, tạo ra hội thoại. Vì khả năng ngôn ngữ hoàn hảo (chẳng hạn đó là ngôn ngữ mẹ đẻ) của họ, khi bạn giải thích, họ sẽ dễ dàng hiểu.
Và khi bạn nhận ra rằng: “woa, mình nói vậy mà họ cũng hiểu”. Chúng ta sẽ cảm thấy tự tin với chính mình. Bạn sẽ thấy giao tiếp thú vị.
II. 10% – Bản thân ngôn ngữ
Thứ chúng ta cần là kiến thức cơ bản và thực tế về cấu trúc của ngôn ngữ.
- Pronunciation (Ngữ âm)
– “Luyện miệng”: Học những hướng dẫn rõ ràng, đơn giản về cách di chuyển cơ miệng để cách tạo ra âm thanh. Sau đó, thực hành một chút để giúp cử động miệng trơn tru hơn. Không lâu sau, cơ miệng quen dần, và những âm thanh kỳ lạ, nghe như không thể phát âm dần dần trở nên quen thuộc.
Bật mí: các bạn có thể học theo cách: khi nghe thấy một nguồn nào của ngôn ngữ cần học (ví dụ như tiếng Anh), cứ nhại lại theo như con vẹt, không cần hiểu, chỉ cố gắng bắt chước lại giọng nói.
– Rythm and Melody (Nhịp điệu và Giai điệu)
Khi bạn tuân theo giai điệu đặc trưng của tiếng đó, khi bạn cố gắng hòa nhập vào giai điệu, cách thể hiện đặc biệt của nó, và dùng nó như nền tảng để phát âm thì từ ngữ phát ra sẽ trôi chảy hơn.
Giai điệu là dòng chảy ngôn ngữ của bạn.
Khi bạn hợp nhất với nó, phép màu sẽ xảy ra, và đột nhiên bạn sẽ thấy, người bản ngữ nói không nhanh. Đó là giai điệu, giai điệu đó cho bạn biết từ ngữ bắt đầu và kết thúc ở đâu.
- Ngữ pháp
Ngữ pháp thật khủng khiếp, phải vậy không?
Vì chúng ta dạy ngữ pháp bằng hàng triệu nguyên tắc chẳng liên quan gì nhau.
Trong khi, ngữ pháp chỉ là một “hệ sinh thái” nhỏ. Mọi thứ nhỏ nhặt đều liên quan với nhau. Và khi chúng ta nhìn “hệ sinh thái” nhỏ ấy từ trên cao, ta sẽ thấy một điều đơn giản là tất cả mọi nguyên tắc này chỉ là thứ ngoài lề của giao tiếp.
Đó là, khi chúng ta nói về những khái niệm chung: sự vật như dog (chó) với cat (mèo), sự việc như bite (cắn) và chase (đuổi). Khi chúng ta kết hợp lại thành một câu cụ thể: My cat/ your dog that bit me yesterday. (Con mèo của tôi/con chó của anh cắn tôi hôm qua)…nói yesterday (ngày hôm qua) thì là quá khứ.
Rốt cuộc thì mọi nguyên tắc ngữ pháp không quan trọng trong giao tiếp thực tế. Và khi bạn thực hành đủ, các nguyên tắc ngữ pháp trở nên dễ nhớ.
Vì lúc này, bạn biết đặt chúng ở đâu, liên hệ với xung quanh như thế nào.
- Từ vựng
Từ điển có cả núi từ bạn chưa biết. Nhưng chúng ta không cần biết nhiều từ đến thế.
Vì chúng ta có thể ứng biến, chúng ta có thể diễn đạt theo cách khác. Chúng ta có thể nghe và dùng ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ. Khi hết cách nói, chúng ta vẫn có thể nhờ trợ giúp.
Vậy chúng ta cần học những từ gì trước tiên? Đó là những từ ngắn, từ nhỏ, những từ liên kết
Ví dụ như: and (và), or (hoặc), but (nhưng), of (của), the (cái, thứ,…), who (ai), what (cái gì), when (khi nào), where (ở đâu), why (tại sao), how (như thế nào).
Vì đó là những từ cần thiết và dễ học nhất.
Khi tập trung vào những từ này, bạn sẽ có được bộ khung của ngôn ngữ đó.
Và chỉ còn một thứ duy nhất: phần còn lại của ngôn ngữ đó.
Một gợi ý cho bạn.
Hãy xếp hạng ưu tiên từ vựng, cái gì cần học trước, bạn có thể lấy mình làm trung tâm để bắt đầu.
Ví dụ:
My eyes, they see. They see and they look.
(Đôi mắt của tôi, chúng nhìn. Chúng nhìn và quan sát).
My ears, they listen and hear.
(Đôi tai của tôi, chúng lắng nghe và nghe)
My hands, they pick up and put down.
(Đôi tay của tôi, chúng nâng lên và hạ xuống)
My mind, it knows, it understands, it feels, and when it tries to learn a language, sometimes it remembers and sometimes it forgets.
(Tâm trí của tôi, nó nhận biết, nó thấu hiểu, nó cảm nhận và khi nó học một ngôn ngữ, đôi lúc nó nhớ, đôi lúc nó quên)
Khi học những từ này, những động từ then chốt trong tương tác và trải nghiệm, và ghép chúng với những từ liên kết, nó sẽ là một bộ từ vựng hữu ích và những công cụ đó giúp bạn trong mọi tình huống giao tiếp.
Bạn muốn trở thành thiên tài đa ngôn ngữ, đó không quá hão huyền, thật vậy không?
Làm tới đi!
Con tàu sẽ rất an toàn nếu neo đậu trong bến cảng…Nhưng người ta đóng tàu không phải vì mục đích đó.
Hi vọng bài viết ý nghĩa với bạn.
Ngọc Lan (Sưu tầm)
Nguồn: [TEDvn Talks]