Đứa trẻ lớn lên từng ngày, là cha mẹ, chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm. Khi trẻ lớn lên, điều đó có nghĩa chúng đang trên con đường đi đến tương lai. Tuy nhiên, cảm giác này không kéo dài lâu, cha mẹ sẽ gặp một vấn đề khác…
Đó là để thấy rằng mối quan hệ giữa con trẻ và cha mẹ ngày càng xa… hơn.
Khi đó, chúng ta sẽ không còn tìm thấy một đứa trẻ lẽo đẽo chạy sau lưng bố mẹ nữa.
Con trẻ cần sự đồng hành của cha mẹ
Một đứa trẻ luôn luôn cần sự đồng hành của cha mẹ. Có một số trẻ em đặc biệt ‘bám’ bố mẹ. Ví dụ, trong khi chơi hoặc khi ngủ không thể tách rời với cha mẹ. Ngay cả tầm nhìn cũng không thể tách rời. Không nhìn thấy bố mẹ sẽ hoảng loạn và khóc ngay khi rời mắt.
Nhiều bậc cha mẹ không hiểu, vì sao con của mình lại nhạy cảm đến mức như vậy?
Trên thực tế, là đứa trẻ rất bám bố mẹ. Đó cũng là một biểu hiện của cảm giác thiếu an toàn. Chúng còn quá nhỏ để nhận biết thế giới, và chỉ có cha mẹ là những người bạn có thể dựa vào. Vậy nên, trong bất kể thời gian nào là không thể tách rời cha mẹ.
Vì vậy, đối với một đứa trẻ ‘bám’ như vậy, cha mẹ cần đồng hành cùng con nhiều hơn, dần dần giúp chúng nhận biết thế giới xung quanh, tạo cho con một cảm giác an toàn.
Cha mẹ thường thiếu kiên nhẫn với con cái…
Trong thực tế, điều này vẫn thường xuyên xảy ra.
Đối với con trẻ, cần rất nhiều sự đồng hành của cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ lại thường thiếu kiên nhẫn.
Khi một người mẹ cả ngày bận rộn với việc rửa bát và nấu ăn, một đứa trẻ ba – bốn tuổi vẫn cần mẹ ôm ấp vỗ về, nhưng mẹ vẫn mặc kệ.
Khi một người cha mải mê với công việc ở sở làm, đến tối mịt mới về nhà, đứa trẻ hào hứng mang cuốn truyện đến nói ‘bố, bố đọc cho con nghe với’, nhưng bố hờ hững bỏ đi.
Một kịch bản như vậy hầu như được lặp đi lặp lại mỗi ngày ở rất nhiều gia đình.
Mọi người dường như đều đã quen với nó.
Một số cha mẹ không có thời gian để quan tâm vì họ bận rộn. Một số người lại nghĩ rằng một đứa trẻ ‘bám’ cha mẹ quá như vậy thì lớn lên sẽ trở nên yếu đuối.
Vì vậy, họ cố tình bỏ qua.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không biết rằng, khi trẻ càng lớn lên, càng nhiều tuổi, sẽ rất khó để thiết lập mối quan hệ cha-con thân mật.
Theo một nghiên cứu khoa học, trẻ trước 6 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để cha mẹ và con cái thiết lập mối quan hệ thân mật nhất. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, không dễ để thiết lập một mối quan hệ cha-con thân mật trong tương lai.
Như đã nói ở trên, một số cha mẹ bận rộn với công việc, một số người nghĩ rằng trẻ em bám cha mẹ là gây phiền nhiễu. Vì vậy, khi con trước 6 tuổi, đã không thiết lập tốt mối quan hệ cha mẹ và con cái thông qua một người bạn đồng hành.
Điều này dần dần dẫn đến sự xa lánh của đứa trẻ.
Con trẻ đang lớn và cha mẹ không theo kịp. Một mặt, những suy nghĩ và kỹ năng của trẻ đang phát triển. Khi bạn già đi, cũng là khi các giá trị nhân sinh trong con bạn sẽ dần được thiết lập. Chúng sẽ tiếp xúc liên tục với những điều mới, ý tưởng và hiểu biết ngày càng phong phú.
Hơn nữa, trẻ có khả năng học tập mạnh mẽ, sẽ không ngừng làm chủ các kỹ năng phương pháp mới. Ví dụ, nhiều trẻ em tiếp xúc với các sản phẩm điện tử, thường có thể bắt đầu nhanh chóng, thậm chí thành thạo hơn người lớn.
Đứa trẻ thậm chí có thể vượt qua người lớn trong những suy nghĩ và kỹ năng nhất định. Đến một ngày, chúng quyết định: “Ta sẽ không cần phải dựa vào bố mẹ nữa”.
Khi một ngày, cha mẹ đột nhiên phát hiện ra rằng…
Đứa trẻ đã từng gắn bó với chính mình đã rời xa …
Khi này, làm thế nào để thiết lập mối quan hệ thân mật với con trẻ đây? Có nhiều bậc cha mẹ, đến lúc này mới cảm thấy hối tiếc cho quãng thời gian đã qua.
Vậy làm sao để tránh được tình trạng này xảy ra?
Có hai phương pháp chính, các bậc cha mẹ có thể tham khảo:
Cha mẹ hãy đồng hành cùng con nhiều hơn, để thiết lập một mối quan hệ cha-con thân mật
Con trẻ trước 6 tuổi, dù cha mẹ có bận rộn đến đâu, có những lúc hãy tạm đặt công việc xuống và ngồi lại cùng con trẻ.
Bởi vì đưa trẻ vẫn còn bé lắm, chúng luôn có cảm giác thiếu an toàn trong thế giới rộng lớn mênh mông này.
Chúng cần mẹ và người cha thân yêu nhất để cùng chúng để lớn lên.
Bạn biết đấy, đây là lúc đứa trẻ cần bạn nhất!
Bỏ lỡ lần này, có thể bạn và con bạn sẽ phải có một thời gian khó khăn để xây dựng một mối quan hệ thân mật.
Trở thành một người ‘thầy tốt và bạn hiền’ của con bạn
Là cha mẹ, trong khi thúc giục con trẻ học hành, bạn cũng không thể buông lỏng sự tiến bộ về kiến thức và sự hiểu biết của mình.
Trong khi thông tin luôn thay đổi, không học là coi như rớt lại phía sau.
Vậy nên phải có thái độ học tập suốt đời. Cha mẹ cũng vì thế mà cần cải thiện suy nghĩ và kỹ năng. Bằng cách này, cha mẹ có thể phát triển cùng với con cái của mình mà ko bị tụt hậu lại phía sau.
Có như vậy, bất cứ khi nào, cha mẹ vẫn có thể trở thành người cố vấn và bạn bè của trẻ.
Có như vậy, con trẻ có thể có cơ hội học hỏi với cha mẹ mãi mãi.
Nói tóm lại, cha mẹ phải có sự kiên nhẫn và đồng hành, thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt từ khi trẻ còn nhỏ. Đồng thời, chúng ta phải tăng cường học tập. Hãy để mình là một giáo viên tốt và là người bạn hiền của con.
Bằng cách này, không còn lý do gì để trẻ có thể trở nên xa lánh cha mẹ của mình khi chúng lớn lên.
Theo cmoney.tw
Vân Hà biên dịch