Ở Phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về giáo dục mầm non tại Đức và một số quy tắc nuôi dạy con độc đáo của người Đức. Hãy tiếp tục khám phá những bí mật khác được tiết lộ ngay sau đây nhé!
Chịu khổ tốt hơn để trẻ sung túc, chịu khổ một chút cũng là bài học tốt cho trẻ
23. Hãy để những đứa trẻ lớn lên trong va vấp, đó là cách để tôi luyện lòng can đảm.
24. Không để trẻ làm việc nhà, đó là hại trẻ chứ không tốt cho trẻ, trên đời không có gì đạt được mà không qua lao động.
25. Hãy để trẻ hiểu được mặt tối của xã hội và học cách tự bảo vệ mình.
26. Giáo dục để đói của người Đức: Nếu trẻ không muốn ăn, thì hãy để trẻ đói.
27. Để trẻ học cách trưởng thành, ví dụ như thử cho đi du lịch một mình!
28. Hãy để trẻ trải qua khó khăn một chút, như vậy chúng sẽ không cảm thấy đau khổ khi lớn lên.
Các quy tắc lớn hơn sự ưu ái, khoan dung nhưng không khoan nhượng, việc xây dựng các quy tắc có hiệu quả hơn so với việc thuyết giảng.
29. Khi đưa ra các quy tắc, chúng ta cũng phải tuân theo nghiêm túc để trẻ em hành động theo.
30. Những việc trẻ em có thể tự làm, cha mẹ không nên giúp đỡ.
31. Thiết lập khái niệm có thể và không thể, được và không được.
32. Chỉ có các trật tự và quy tắc. Không có sự công bằng tuyệt đối trong việc dạy dỗ trẻ.
33. Khi cha mẹ phá vỡ các quy tắc thì đứa trẻ sẽ coi thường các quy tắc.
34. Phép lịch sự không tự nhiên được sinh ra, mà qua quá trình trau dồi. Không có ai vì lịch sự mà làm sai cả.
Để trẻ tự do trong khuôn khổ tốt hơn nhiều quản lý chặt chẽ. Cái này không tốt, cái kia không được, làm sao dạy thành con ngoan?
35. Bằng cách nuôi dưỡng những thói quen tốt, có thể nuôi dưỡng tính cách tốt.
36. Dạy trẻ học cách tha thứ, khoan dung với người khác, ai đúng và ai sai? “Tha thứ” là câu trả lời.
37. Mười điểm là tiến bộ thì một điểm cũng là tiến bộ.
38. Nuôi dưỡng nhận thức về bản thân và dạy trẻ em trở thành chủ nhân của chính mình.
39. Nếu đứa trẻ nói to tiếng “không”, thì nên mừng cho trẻ vì dám bày tỏ suy nghĩ của mình.
40. Đừng nhầm lẫn sự khiêm tốn với hạn chế bản thân.
Tự do lớn hơn giới hạn, cho trẻ không gian độc lập và sự phát triển là vô hạn
41. Mỗi đứa trẻ là duy nhất. So sánh điểm mạnh và điểm yếu giữa những đứa trẻ sẽ khiến đứa trẻ đánh mất chính mình.
42. Đừng coi thường người khác, mà khuyến khích con bạn học hỏi từ người khác.
43. Tránh sự giáo dục theo ý thích của bố mẹ, dạy con phù hợp với khả năng của chúng, những đứa trẻ khác nhau cần các chương trình giáo dục khác nhau.
44. Cho con bạn không gian tự do và học cách tự chịu trách nhiệm. Trẻ em nên được thả lỏng chứ không nên nuôi dưỡng trong sự bao bọc.
45. Dạy trẻ suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định. Có trách nhiệm với quyết định của mình. Hãy để trẻ tự đưa ra quyết định và nuôi dưỡng chủ ý của chúng.
Tự kiểm soát tốt hơn bị kiểm soát, thiết lập một khái niệm tài chính từ nhỏ, dạy trẻ cách tiết kiệm đầu tiên
46. Thay vì cho nhiều tiền hơn, hãy dạy trẻ cách sử dụng tiền.
47. Sự lãng phí trong đồ chơi sẽ dẫn đến lãng phí trong cuộc sống thực tế. “Con có biết tên lửa có giá bao nhiêu không?” – Tận dụng cơ hội dạy dỗ trẻ trong khi chơi.
48. Cho trẻ có tài khoản riêng, dành tiền tiêu vặt. Dạy trẻ cách lập kế hoạch quản lý và chi tiêu tiền từ khi còn nhỏ.
49. Đưa con đến ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm và cảm nhận niềm vui có tiền tiết kiệm.
50. Học cách kiểm soát ham muốn từ khi còn nhỏ và trau dồi nhận thức về tiết kiệm.
Giáo dục ở Đức đã tuyên bố:
Mục đích của giáo dục không phải là đào tạo con người thích nghi với thế giới truyền thống, không phải tập trung vào kiến thức và kỹ thuật, mà là đánh thức sức mạnh của trẻ em, trau dồi khả năng tự học và phát minh các sáng kiến, tập trung sức mạnh về sự hiểu biết để trong tình huống không thể đoán trước của tương lai, chúng có thể tự đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Bản chất của giáo dục, mục đích không phải là nuôi dưỡng nhân tài, mà là giáo dục nhân cách.
Huyền Thanh
Theo Secretchina
Video xem thêm: Vì sao Nguyễn Trãi dạy con: “Áo mặc miễn là cho cật ấm; Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon”?