Có những người có một cuộc sống đủ đầy, với những thứ tốt đẹp bao quanh mình, có được thanh danh địa vị trong xã hội. Tưởng rằng có được danh- lợi như vậy con người sẽ viên mãn với lòng thênh thang rộng mở, con người sẽ gật đầu hài lòng với chính bản thân mình. Nhưng ngoảnh lại nhìn, dường như nụ cười vẫn chưa trọn vẹn và người ta cứ đi kiếm tìm…Và may mắn thay, cuộc sống vẫn cho ta những điều bất ngờ, tuy nhiên nó chẳng bao giờ trọn vẹn, trong nụ cười kia là những giọt nước mắt. Câu chuyện của cô gái Hải Thanh dưới đây là một ví dụ như thế, đọng lại trong mỗi người đọc chúng ta là cảm xúc của tình thương yêu bao la.
Hải Thanh là một họa sĩ, cô 32 tuổi, sống ở Mỹ đã hơn 20 năm, hiện tại cô vẫn còn độc thân. 23 năm trước, Nguyễn Hải Thanh theo cha mẹ di cư từ Sài Gòn hòn ngọc viễn đông mơ mộng đến Los Angeles. Ba năm sau cha mẹ cô ly hôn, Hải Thanh cùng mẹ chuyển đến San Francisco, sau khi mẹ tái hôn điều kiện kinh tế gia đình cô cũng đỡ vất vả hơn. Hải Thanh hạnh phúc, vui vẻ trưởng thành trong ngôi nhà mới, rồi cuối cùng cô cũng tốt nghiệp trường Art Center College of Design và trở thành một họa sĩ thời trang nổi tiếng.
Sau khi chia tay cha cô sống như không còn ý nghĩa, ban đầu cha cô thỉnh thoảng còn đến thăm cô, nhưng từ khi cô vào cấp ba cha cô không bao giờ đến tìm cô nữa, từ đó cô cũng không có tin tức gì của ông.
Sau khi tốt nghiệp Hải Thanh trở thành một họa sĩ thời trang nổi tiếng của Mỹ. Ngày tháng cứ thế trôi qua, cứ nửa năm cô làm việc còn nửa năm cô dành thời gian đi du lịch, cuộc sống của cô có thể nói là rất thong dong và tự tại.
Mùa hè năm ngoái, cô đến Los Angeles du lịch, cô thuê một căn phòng nhìn ra biển. Sau khi cất đồ cô buông dép chân trần ra biển dạo bộ, vừa ngắm cảnh vừa nhớ lại những ngày tháng tuổi thơ nơi đây. Cô mơ hồ nhớ lại khi còn nhỏ, cô và cha mẹ cùng nhau rời Sài Gòn đến đây. Thấm thoát đã hơn 20 năm, con người và vạn vật đã thay đổi, thậm chí đã hơn 10 năm cô không hề gặp lại cha đẻ của mình. Cô luôn tự hỏi không biết giờ này cha đang ở đâu? Cô đến thành phố này cũng với mục đích là tìm lại cha, muốn xây dựng lại tình cảm cha con đã bị rơi rớt suốt hơn mười năm qua, muốn được bù đắp những gì chưa làm được cho cha khi còn chưa quá muộn.
Vào một ngày, đang trên đường từ bãi biển về khách sạn, cô gặp một ông lão đang nhặt rác bên vỉa hè, thân hình ông không quá cao, ăn mặc nhếch nhác chân tay run rẩy, cô cảm thấy hình dáng đó quen thuộc, nhưng lại không nhớ đã gặp ông ấy ở đâu rồi. Đột nhiên ngay lúc đó ông lão nhặt rác ngã lăn xuống đất, cô vội vàng chạy đến đỡ ông lão dậy. Khuôn mặt ông bám đầy bụi bẩn, cô cũng nhìn không rõ mặt mũi ông ra sao nữa. Cô đưa cho ông ấy hộp sữa và cái bánh mỳ trên tay, ông lão có vẻ mệt mỏi, lắc đầu nguầy nguậy như không nhìn thấy những gì trên tay cô, lúc này cô mới hiểu thì ra ông lão là một người không được bình thường.
Đó là một người Việt lớn tuổi, nhìn ông lão rất tội nghiệp. Hải Thanh quyết định giúp ông lão, cô đưa ông đến bên bồn rửa rồi lấy khăn tay của mình để rửa mặt cho ông. Sau khi rửa xong cô nhìn chằm chằm vào mặt ông. Trời ơi, đây chính là gương mặt mà đã mang lại bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc đến cho cô từ hồi cô còn ngây thơ nhỏ dại, đây chính là cha ruột của Hải Thanh. Cả người cô bủn rủn, cô không tin vào mắt mình nữa, cô lấy tay che mặt và khóc nức nở nghẹn ngào, cô khóc vì quá xót xa và đau lòng.
Cô nhớ những lần ngồi trên cổ cha đi chơi vườn thú, cô ngồi trên giỏ xe đạp của cha và cùng ông lên phố bán kem ốc quế. Những ngày trời mưa, cha ôm cô vào lòng để che mưa, che gió. Tất cả những ký ức đó còn in rõ trong lòng cô, hình ảnh người cha như cây cổ thụ luôn vững trãi bảo vệ cho cô, nhưng hôm nay cô gặp lại cha với bộ dạng như vậy. Cô hối hận vô cùng vì mình đi tìm cha quá muộn, lòng cô đau đớn khôn nguôi.
Hải Thanh nước mắt đầy mặt, cô gọi to một câu: “Cha, là con đây, là đứa con hay ngồi trên cổ cha đến vườn thú, cha đặt tên con là biển xanh, con giờ đã lớn, công việc đã ổn định còn cha thì già rồi. Cha về với con đi, chúng ta sẽ không rời xa nhau nữa.”
Nghe cô nói, ông già đó chỉ hiền từ nhìn cô và cười một nụ cười nhẹ, có lẽ ông cũng chẳng nhìn rõ mặt cô nữa.
Trong tâm Hải Thanh đau như vừa bị đâm một nhát dao, cô gọi một chiếc xe chở cha về phòng của mình. Khi người phục vụ tắm và cạo dâu cắt tóc cho ông, cô ra ngoài mua quần áo mới thay cho cha, rồi đưa cha đi dạo một vòng quanh biển. Sau đó, cô liên lạc với một bác sĩ tại Los Angeles, ông đến khám và chẩn đoán cha cô đang bị rối loạn phân liệt cảm xúc, phải dựa vào thuốc để giảm bớt từ từ. Ngoài ra còn cần gia đình chăm sóc và bên cạnh để nói chuyện, đi bộ, cho ông cảm nhận được sự ấm áp của gia đình, như vậy tác dụng chữa trị sẽ tốt hơn gấp nhiều lần.
Để có nhiều thời gian chăm sóc cha cô quyết định sẽ định cư hẳn tại Los Angeles, cô sẽ cố gắng bằng mọi cách để tìm thầy tìm thuốc cho cha. Hàng ngày cô đưa cha đi dạo trên bãi biển, cô kể với cha những gì ấp ủ trong lòng cô, và cô muốn đưa cha đến những nơi ông muốn đến, cô muốn bù đắp tất cả những gì mà bao năm qua ông phải thiếu thốn chịu đựng.
Khi bình minh lên cô đưa cha đi dạo, cô đẩy xe đến bên bãi biển, hai cha con cùng ngắm mặt trời với ánh sáng tràn ngập sắc vàng.
Cha cô với anh mắt xa xăm, ông đưa tay phải lên và chỉ ra biển, ông nghẹn ngào thốt lên từng tiếng khó nhọc nhưng rất rõ ràng: “Biển! Biển! Ánh sáng! Sài Gòn!”
Hải Thanh nhìn ra biển, biển hôm nay sáng long lanh lạ kỳ, cô như hiểu được ý cha và cúi sống nói với ông: “Cha, đó không phải là ánh sáng của Sài Gòn, đó là ánh sáng của biển, và bên kia biển là nhà của chúng ta, nếu cha muốn về đó, con sẽ đưa cha về.”
Cha cô nghe được câu nói đó, tay càng vẫy cao hơn, trên mặt còn nở một nụ cười hạnh phúc: “Nhà… nhà…”
Từ trong sâu thẳm, cha cô chắc chắn đang rất nhớ quê hương, cô không cầm được nước mắt, nước mắt rơi xuống vì cảm ơn Thượng đế đã cho cô tìm được cha mình, để cô có thể chăm sóc và làm trọn vẹn chữ hiếu khi còn chưa quá muộn màng…Trong gió biển của bình minh cô nghe đâu đó thoang thoảng tiếng ru sâu thẳm ngày nào:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Thiếu Kỳ
Xem Thêm: