“Dũng khí” là hai từ được nhắc đến khá nhiều . Dũng khí để sống tốt, dũng khí để yêu thương, dũng khí để bảo vệ điều phải, dũng khí để tin tưởng. Vậy “dũng khí” là gì? Bạn có thể sẽ tìm thấy câu trả lời qua những hình ảnh dưới đây.

Bức ảnh đầu tiên được chụp từ Lễ trao giải cuộc đua điền kinh 200 mét, tại Thế vận hội 1968. Ba người đang đứng trên bục nhận giải lần lượt là Tommie Smith (giải vàng), Peter Norman (giải bạc) và John Carlos (giải đồng).

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Hai vận động viên (VĐV) đoạt Giải Vàng và Giải Đồng là người da đen, thuộc đội tuyển Mỹ. Hai VĐV đội tuyển Mỹ đi chân không với đôi vớ đen, “đại diện cho cái nghèo của người da màu”. Tommie Smith khoác chiếc khăn choàng màu đen trên cổ, đại diện cho “niềm tự hào da màu”. Peter Carlos để lộ áo thun đen bên trong, đại diện cho sự đoàn kết của giới công nhân cổ xanh Mỹ và đeo trên cổ sợi dây chuyền để tưởng nhớ những người da đen ngã xuống vì những cái chết vô cùng bất công. Peter Norman, VĐV thuộc đội tuyển Úc, đứng nghiêm trang bên cạnh.

Năm 1968, đúng vào thời điểm cao trào của nạn phân biệt chủng tộc diễn ra ở cả Hoa Kỳ và Úc. Một người đàn ông da trắng đứng bên cạnh hai đối thủ da màu, khó mà hình dung họ phải can đảm thế nào mới dám làm như vậy, trong bối cảnh biểu tình và ám sát đang đe dọa Thế vận hội. Đây là một trong những bức ảnh mạnh mẽ nhất của thế kỷ 20.

Nhân vật trung tâm của bức ảnh này tên là Cha Edward Daly, một linh mục Công giáo La Mã.

2
(Ảnh: Dailymail)

Tại bãi đậu xe khu dân cư Rossville, ông đã bị bắn vào ngực khi đang vẫy một chiếc khăn tay nhuốm máu như một lá “cờ trắng” (bên trái bức ảnh/bàn tay phải của ông) và cố gắng bảo vệ Jackie Duddy và những người khác thoát khỏi nòng súng đen ngòm của Quân đội Anh trong sự kiện Ngày Chủ Nhật Đẫm Máu (Bloody Sunday), ngày 30 tháng 1, năm 1972.

Ngày Chủ Nhật Đẫm Máu (Bloody Sunday) là sự kiện diễu hành quyền công dân tại Derry, Bắc Ireland, kêu gọi quyền bình đẳng cho người Công giáo (hầu hết là người Tin Lành).

Bức ảnh thứ ba, Irom Sharmila Chanu (sinh ngày 14 tháng 3, năm 1972), còn được gọi là “Bà Đầm Thép của Manipur”.

3
(Ảnh: quoracdn)

Bà là một nhà hoạt động nhân quyền, nhà hoạt động chính trị và một nhà thơ. Kể từ ngày 02/11/2000, bà đã tuyệt thực để yêu cầu chính phủ Ấn Độ bãi bỏ Đạo luật lực lượng vũ trang sức mạnh đặc biệt năm 1958 (AFSPA) vì bà cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực tại Manipur và các khu vực khác ở đông bắc Ấn Độ. Bà đã không ăn không uống hơn 500 tuần và được mệnh danh “Người tuyệt thực lâu nhất thế giới”.

Người thanh niên vô danh này đã một mình đứng trên Đại lộ Trường An để chặn hàng xe tăng đang chạy vào Quảng trường Thiên An Môn. Bức ảnh này đã trở thành một trong những biểu tượng khi nói về nhân quyền tại Trung Quốc.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Khi nhắc đến các cuộc đàn áp tại Trung Quốc, không thể không kể đến sự kiên cường, can đảm của các học viên Pháp Luân Công không mệt mỏi kháng nghị ôn hoà, bảo vệ chính tín của mình sau khi nhà nước Trung Quốc điên cuồng mở chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Qua các câu chuyện đằng sau những bức ảnh bên trên, chúng ta có thể thấy dũng khí có các dạng thức biểu hiện khác nhau. Và dũng khí dám đứng lên bảo vệ niềm tin về lẽ phải luôn được coi là mạnh mẽ nhất.

Người tràn đầy dũng khí không nhất thiết phải là siêu nhân, suốt ngày bay khắp nơi với tấm áo choàng đỏ. Họ có thể là những con người hết sức bình thường. Có thể là bạn, có thể là tôi. Miễn là chúng ta luôn giữ trong mình một trái tim thuần khiết, phân rõ thị phi, dám nói rõ sự thật. Biết đâu tương lai về sau, thế hệ con cháu của chúng ta sẽ có cơ hội ngồi đây, như chúng ta lúc này, để học thêm nhiều bài học giáo huấn sâu sắc trong chiều dài lịch sử thông qua những hình ảnh bình dị chúng ta để lại.

Hồng Yến và Thanh Hoa tổng hợp

Xem thêm: