Trong một thế giới bùng nổ thông tin như ngày nay, lượng kiến thức bạn có thể tiếp xúc được, thu nạp và xử lý mỗi ngày chỉ là một hạt muối trong biển cả tri thức khổng lồ được ghi nhận. Có những điều vốn có thể thay đổi cả hệ thống sách giáo khoa ít cập nhật trong các nhà trường truyền thống, nhưng vì sao chúng ta vẫn hình thành những loại thành kiến, định kiến bó hẹp khi tiếp nhận một thông tin mới nào đó.

Người ta đã tổng hợp và phân loại các khái niệm gây nhiều tranh cãi đang tồn tại trên thế giới ngày nay và có tất cả khoảng 200 loại thành kiến. Dựa trên đó, có thể phân tích thấy 4 nhân tố chính ảnh hưởng tới việc nhận thức của chúng ta đối với những khái niệm và vấn đề mới ở mọi lĩnh vực từ việc ăn thế nào cho đúng tới sự tồn tại của người ngoài hành tinh hay Thần Phật…

1. Có quá nhiều thông tin

Nhân tố đầu tiên gây ra những định kiến trong nhận thức chính là vì có quá nhiều thông tin trong vũ trụ này cho bất kỳ ai trong chúng ta xử lý. Con người được ghi nhận là có 5 giác quan, và chúng ta chỉ là một chấm nhỏ bé trong các không gian và hệ thời gian khổng lồ (các nhà khoa học cho rằng vũ trụ có tồn tại nhiều chiều không gian chứ không chỉ là 3 chiều, thậm chí có tới 11 chiều không gian và đó chính là chìa khóa để giải thích nhiều hiện tượng vật lý lẫn tâm linh chưa có lời giải hiện nay).

Có quá nhiều thông tin trong vũ trụ này cho bất kỳ ai trong chúng ta xử lý. (Ảnh: Be Brain Fit)

Vì vậy, có rất nhiều thông tin ở ngoài kia (bên ngoài ngôi nhà của bạn, trên toàn Trái đất, trong thiên hà, trong vũ trụ hay thậm chí các vũ trụ song song và những khái niệm rộng lớn khác nữa mà loài người chưa thể nhận thức được) mà chúng ta đã bỏ lỡ và sẽ tiếp tục bỏ lỡ.

2. Đánh giá thông tin chủ quan dựa nhiều trên quan niệm cũ đã hình thành

Nhân tố thứ hai là quá trình biến thông tin thô thành một cái gì đó có ý nghĩa đòi hỏi sự kết nối giữa những thông tin rời rạc, hạn chế bạn tiếp cận được và các mẫu hình về tinh thần, tín ngưỡng, biểu tượng hay các mối liên hệ mà bạn đã lưu trữ từ những kinh nghiệm trước đó.

Kết nối các thông tin đơn lẻ là một quá trình chủ quan và dựa trên nhiều quan niệm đã hình thành trong cách suy nghĩ, trong hệ thống thước đo của bản thân mỗi người suốt cả cuộc đời trước đó. Kết quả là nhận thức mới của bạn chính là sự pha trộn của thông tin mới và cũ. Câu chuyện mới của bạn đang được xây dựng từ chính các câu chuyện cũ của bạn, và chính vì thế nó sẽ luôn ẩn chứa những tính chất và kết cấu trong quá khứ mà có thể không thực sự đúng với thực tế khách quan.

Ví dụ, chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới đã từng được gọi là xe không ngựa kéo, bởi vì phương tiện giao thông gần nhất mà con người biết trước đó là xe có ngựa kéo. Hay việc bạn không tin là có Thần Phật tồn tại là vì bạn chưa hề nhìn thấy một vị Thần thật sự xuất hiện trước mắt mình trong phần đời trước đó, và quan niệm cố hữu đã hình thành của bạn về việc vật chất là phải được nhìn thấy và sờ nắm được. Nhưng bản thân kiến thức khoa học hiện đại ngày nay cũng khẳng định dưới phân tử là nguyên tử, proton, hạt quark, hạt neutrino… và còn có thể nhỏ hơn nữa mà chúng ta chưa nhận thức được, những hạt đó chẳng phải đều là vật chất sao?

Nhưng chúng ta không cảm nhận được nó bằng mắt thường và xúc giác của cơ thể. Khoa học cũng mới quan sát được các loại hạt đó một cách riêng biệt qua các thiết bị thí nghiệm mà chưa thể quan sát được trên cả một diện rộng, hay các hạt còn nhỏ hơn nữa… vì vậy, liệu một không gian cấu thành từ hạt quark có thể chính là thế giới của các vị Thần chăng?

Ngày 26/12/1993 kính thiên văn viễn vọng Hubble chụp được ảnh thế giới thiên quốc.

3. Không có đủ thời gian và nguồn lực

Nhân tố thứ ba chính là sự giới hạn của thời gian khiến việc xem xét và phân tích kỹ lưỡng tất cả các khả năng để chắc chắn rằng chúng ta đang có những quyết định đúng đắn, hành động đúng đắn trở nên khó thực hiện và được xem là không cần thiết. Ngay cả việc quyết định xem trưa nay sẽ ăn gì có thể cũng mất nhiều thời gian hơn cả tuổi thọ của một ngôi sao nào đó trong vũ trụ nếu bạn thực sự xem xét tất cả các lựa chọn của mình.

Thời gian sống hữu hạn của con người cũng là một sự cản trở lớn khiến việc đánh giá và kiểm chứng xem kiến thức nào là đúng, điều gì mới là bản chất của sự việc trở nên bất khả thi. Có khi chúng ta phải mất cả một đời người mà vẫn chưa thể kiểm chứng được thông tin nào đó là đúng hay sai.

4. Không có đủ bộ nhớ

Vấn đề thứ 4 chính là sự giới hạn dung lượng bộ nhớ của não người, ảnh hưởng tới khả năng lưu trữ tất cả các thông tin thô, tất cả các ý tưởng và sự diễn đạt, cũng như tất cả các quyết định trong quá khứ mà chúng ta đã thực hiện. Chúng ta phải có chiến lược lựa chọn xem nên nhớ cái gì, loại bỏ những thông tin nào trong cuộc sống, đó là cách bộ não hoạt động.

Tuy nhiên, hoạt động và khả năng của não người vẫn còn là một điều bí ẩn. Không có gì trong thiên nhiên này lại không có ý nghĩa thực sự và việc bộ não người mới chỉ hoạt động một phần rất nhỏ cũng có thể là dấu hiệu về một khả năng lớn hơn nữa mà loài người chưa khám phá ra.

Hoạt động và khả năng của não người vẫn còn là một điều bí ẩn.

Tóm lại, những giới hạn trong việc nhận thức của con người là có tồn tại, và chúng ta phải thừa nhận rằng những gì mình biết và hiểu là quá nhỏ bé, thậm chí đến mức đáng thương khi đối diện với vũ trụ rộng lớn này. Vậy nên bạn đừng vội khẳng định hay quy chụp bất kể sự việc nào dù cho nó có khó tin đến mấy. Bạn có thể cải thiện điều này bằng cách đừng cố gắng dùng những quan niệm cũ của mình để đánh giá những sự kiện và thông tin mới.

Chỉ có sự cởi mở và bao dung trong tâm hồn mới có thể dung nạp được nhiều nhất những điều khác biệt và thậm chí là bất đồng với những quan niệm chật hẹp. Và khi thế giới quan của bạn ngày càng rộng lớn hơn thì bạn sẽ ít có khả năng đổ vỡ hơn trước những biến động và những điều khó lý giải của cuộc sống.

Thu Hiền

Xem thêm: