8 tiếng ngồi ở văn phòng chỉ là “ác mộng” nếu như những người đồng nghiệp xung quanh chúng ta có các tính cách không tốt. Tệ hại hơn nếu họ là sếp của bạn.
Nhiều nhân viên đã từ bỏ công việc vì sếp của mình có tâm đố kỵ, ích kỷ, không có nhân cách,… Tuy nhiên đây không chỉ nói về các ông sếp mà muốn nhắc đến tất cả mọi người hãy nhìn lại bản thân để thay đổi những thói quen xấu này.
Dưới đây là 10 tính cách của các ông sếp nên từ bỏ:
1. Khoác lác, khoa trương:
“Mọi việc các anh coi là quá khó, với tôi nó dễ như búng ngón tay.” Họ là những người thích “khoe mẽ” tài năng và kiến thức của mình, luôn thể hiện mình “giỏi” nhưng thật ra trí tuệ rỗng tuếch.
2. Bủn xỉn, độc ác:
“Tôi là sếp của anh. Có làm theo những gì tôi nói không hả đồ ngốc?”. Đó là cách nói của một người không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Người chủ này chỉ làm các nhân viên bị tổn thương.
3. Ích kỷ:
“Tôi là sếp của chị. Chị là làm việc cho tôi. Tôi nói gì thì làm thế đi.” Sự ích kỷ làm hạn chế phát huy tài năng của nhân viên và doanh nghiệp khó mà phát triển lên được.
4. Thành kiến:
“Tôi là sếp. Chẳng gì sai nếu nhân viên tôi biết nịnh bợ tôi.” Rõ ràng với suy nghĩ này chỉ làm cho các nhân viên trở nên yếu nhược, không cương nghị và trung thực.
5. Độc tài:
“Mệnh lệnh là mệnh lệnh. Không ai dám từ chối yêu cầu của tôi cả. Không cần phải nói thêm. Hãy làm những gì tôi yêu cầu, okay?” Sẽ chẳng có ai hứng thú làm việc lâu dài khi mà sự tự do trong suy nghĩ, sáng tạo bị bó buộc.
6. Tự cao:
“Tôi chẳng có gì là sai cả. Người làm sai là anh/chị.” Người sếp không chịu nhận mình làm sai, luôn đổ lỗi cho người khác. Còn người nhân viên thì mãi cam chịu phục tùng để kiếm đồng tiền bát gạo nhưng đến một giới hạn nào đó tất yếu mối quan hệ giữa nhân viên và sếp sẽ gãy đổ.
7. Quan điểm thấp kém / Tầm nhìn hạn hẹp:
“Tôi tất nhiên là giỏi rồi vì tôi là ông sếp của anh/chị. Tôi chỉ lắng nghe ai mà tôi thấy có trình độ và nghe những gì tôi thích.” Người không lắng nghe là biểu hiện của chủ nghĩ cá nhân. Đó là kẻ thủ chính của việc làm việc theo nhóm, đồng đội và là yếu tố xác định cho sự thành bại của công việc tập thể.
8. Tôi luôn đúng:
“Ý kiến của anh tôi không chấp nhận. Anh tốt nhất đừng chống đối tôi, nếu không thì anh sẽ bị sa thải”. Việc cho mình luôn đúng và phớt lờ ý kiến của cấp dưới sẽ tác động đến hiệu quả năng suất làm việc của toàn thể nhân viên.
9. Quan điểm “cùn”
“Tôi là chủ. Anh không thể có ý tưởng hay làm việc tốt hơn tôi được.” Những người sếp này cuối cùng cũng sẽ “đơn độc” trên chiến tuyến của mình.
10. Suy nghĩ tiêu cực
“Tôi nhận thấy không ai làm cho tôi hài lòng về công việc. Các anh có làm được cũng là do may mắn.” Một người sếp luôn luôn chỉ trích những khiếm khuyết của nhân viên và phủ nhận những nổ lực của họ sẽ làm cho mỗi ngày làm việc của nhân viên đầy ắp những tiêu cực và chán nản, tiếp đó họ sẽ dần dần mất đi lòng quyết tâm và tinh thần phấn đấu trong công việc.
Bạn là một trong số họ? Bạn đã từng nhìn thấy ai như thế chưa? Nếu bạn biết đến những người có tính cách như trên bài viết này thì hãy chia sẻ với họ để họ thay đổi cách nhìn và tâm tính để luôn giữ tấm lòng “yêu quý” và “chân thành” đến các nhân viên của họ. Quan trọng của một người sếp là lắng nghe và xây dựng lòng tin ở nhân viên thì công ty hay doanh nghiệp sẽ ngày càng thịnh vượng và phồn vinh.
Hahna Nguyễn
(Tham khảo nguồn MThai)
Xem thêm:
- Tiền bạc liệu có mang lại hạnh phúc?
- Diễn đàn bình luận đạo đức xưa và nay: Triết lý kinh doanh của người xưa
- Người xưa xem trọng điều gì nhất, tiền bạc, địa vị hay tài năng?
- Inamori Kazuo, nhà kinh doanh tài ba hàng đầu Nhật Bản quyết định trở thành một nhà sư
- Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới lựa chọn đứng ngoài thế giới “văn minh”