Theo y học cổ truyền, mùa hè là mùa ‘phồn tú’, là giai đoạn cây cối sinh sôi nảy nở. Đây là lúc dương khí bốc lên, sự trao đổi chất của con người diễn ra trong trạng thái mạnh mẽ. Vậy mùa này thì dưỡng sinh như thế nào để hợp ‘Đạo trời đất’, để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ?
Vấn đề tinh thần
Phương pháp điều tiết tâm lý
Thời cổ đại không có thiết bị điều hòa, do đó khi đến mùa hè, cái nóng khốc liệt làm cho tâm lý con người ta cũng đặc biệt nóng nảy. Người hiện đại, khi đến mùa hè, tuy có điều kiện sử dụng điều hòa, nhưng trong những ngày mặt trời nắng gắt như lửa, cũng dễ sinh tâm thần bất an. Huống hồ, điều hòa lại không phải thiết bị vạn năng, vậy nên chỉ có học cách tự mình điều tiết mới là thượng sách.
Phòng ở phải sạch sẽ, mát mẻ. Buổi tối nhiệt độ trong phòng thấp, nên mở cửa thông gió đổi khí. Buổi trưa nhiệt độ ngoài phòng cao hơn trong phòng, nên đóng cửa, kéo rèm che. Môi trường hoàn cảnh mát mẻ, làm cho người ta tâm tĩnh thần an.
Mùa hè nắng nóng như thiêu đốt, trong người dễ nóng bức bất an, mệt mỏi nóng nảy. Do đó trước tiên, tư tưởng của bản thân cần tĩnh lại, thần thanh khí hòa, tuyệt đối cấm kỵ tính khí phát hỏa, gặp chuyện không như ý là nhảy dựng lên. Phiền táo sinh nhiệt, cần phòng tránh tâm hỏa nội sinh. Bảo trì gìn giữ trạng thái thanh đạm, tức bình hòa ninh tĩnh, tránh tâm lý cảm xúc lo âu buồn bực, căng thẳng… ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt rồi dẫn tới các loại bệnh tật phát sinh.
Vậy thì nên tiến hành tự mình điều tiết như thế nào?
Nội kinh nói rất hay, mùa hè nên ngủ muộn dậy sớm. Ngủ muộn hơn một chút, là thuận ứng tự nhiên – âm khí không đủ; dậy sớm một chút, là thuận ứng dương khí xung thịnh. Buổi trưa nên ngủ một giấc để không chán ngán ngày dài, tinh thần không bực bội. Tuyệt đối không vì cảnh cả ngày trời nóng mà tâm sinh buồn bực nóng nảy, tức giận vô cớ.
Hãy giữ cho tinh thần căng tràn, đạt được vẻ đẹp thanh tú mà mùa hạ phải có, đồng thời nên tuyên phát hết mức. Nếu yêu hãy bộc lộ ra (chính giống như bạn đối diện với đối tượng mình yêu, tâm tình nên bộc lộ tối đa ra bên ngoài, không nên giữ trong lòng). Đây chính là phương pháp thích ứng khí hậu của mùa hạ – đạo dưỡng khí trường cửu. Mấu chốt của dưỡng sinh mùa hạ là làm cho người ta “vô nộ” (không tức giận), khí vượng có thể tuyên phát cách đầy đủ bình thường, nhưng không thể loạn. Tâm lý nóng nảy chính là loạn, nghịch; vậy sẽ làm thần chí tổn thương, như mùa thu bị sốt rét chính do đó mà dẫn tới.
Người thời nay điều kiện sinh hoạt cải thiện đáng kể. Đến mùa hè, một mặt hãy lợi dụng điều tiết của ăn uống, sinh hoạt mà bảo vệ sức khỏe; mặt khác không thể bỏ qua điều tức tĩnh tâm chủ quan. Khi đến mùa hạ, đừng ngần ngại mà hãy cố gắng hữu ý tham gia một số hoạt động có thể khiến con người vui vẻ, thoải mái, thanh thản như tập luyện buổi sáng, vui chơi hợp lý, nghỉ ngơi tránh nắng… Tóm lại, khi vào hạ, dưỡng tâm là thượng sách, dưỡng tâm phải ưu tiên. Các bạn nên nhớ rằng “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.
Vấn đề vận động
Mùa hè không nên vận động quá nhiều hay quá mạnh, chỉ nên vận động ôn hòa vừa phải ra ít mồ hôi là được. Vì vận động quá mạnh, ra nhiều mồ hôi dễ tổn thương tâm âm. Tập luyện thân thể trong mùa hè có thể lựa chọn luyện các môn khí công hay các động tác dưỡng sinh tự nhiên rất tốt.
Động tác dưỡng sinh tự nhiên có hình thần cùng tu, dưỡng tâm tụ thần, đối với sức khỏe thân tâm đặc biệt có lợi.
Vui chơi cũng nên an tĩnh. Mùa hè nóng nực không thể lặn lội đường dài, tức là chỉ nên chơi gần. Sáng sớm, ban mai rạng đông, không khí trong sạch tươi mới, có thể đến vườn hoa lâm viên tươi tốt um tùm tản bộ luyện tập, thở cũ hít mới. Gần tối, nếu đi bộ chậm thong thả dạo qua ven sông, bờ hồ, hít thở gió mát có thể làm bạn tâm tĩnh như nước, thần an như mộng, gột hết phiền muộn buồn bực trong tâm, nắng nóng cũng thoắt tan biến.
Vấn đề ẩm thực
Ẩm thực chú ý thu phát (nạp thải) đối ứng khí tiết mà dùng. Ẩm thực đối với dưỡng sinh mà nói, chính là thuận ứng thiên thời địa lợi nhân hòa. Ví như rau củ quả tồn tại sự khác biệt về Nam Bắc, ăn củ quả của địa phương khác dễ dẫn tới cơ thể không thoải mái. Dưỡng sinh càng phải hướng về Đông y, biến số lớn nhất là tại nhân tố thân thể tự bản thân quyết định lúc nào ăn thực phẩm gì, trồng ở đâu. Mọi người thời gian này nóng bức truy cầu dưỡng sinh, nhìn thấy là động tâm, ăn uống không hợp lý dễ bị tổn thương.
Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý khi ăn uống, căn cứ nhu cầu cá nhân để tự mình lựa chọn
1. Ăn nhiều các loại củ
Mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể mất đi lượng nước nhiều, cần kịp thời bổ sung. Lượng nước trong củ là nước thiên nhiên, thanh khiết, dinh dưỡng, vốn có hoạt tính sinh học được lọc thông qua nhiều tầng màng sinh vật. Các loại củ chứa hàm lượng nước đều trên 90%. Hầu hết củ đều có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ thành mạch.
2. Ăn nhiều rau tính mát
Ăn các loại rau tính mát, có lợi cho sinh tân chỉ khát, trừ phiền giải thử, thanh nhiệt tả hỏa, bài độc thông tiện. Rau củ quả trừ bí ngô thuộc tính ấm ra, các loại khác như mướp dắng, mướp hương, dưa chuột, dưa gang, dưa hấu, dưa lê, cà chua, cần tây, rau xà lách… đều thuộc tính mát.
3. Ăn nhiều ‘rau sát khuẩn’
Mùa hè thì dịch bệnh đường ruột hay bùng phát. Ăn nhiều các loại ‘rau sát khuẩn’, có thể phòng ngừa bệnh tật. Loại rau này bao gồm: tỏi, hành, hành tây, hẹ. Trong những loại rau này có chứa nguyên tố sát khuẩn thực vật phổ rộng phong phú; đối với các loại cầu khuẩn, trực khuẩn, nấm, virus đều có tác dụng tiêu diệt và ức chế. Trong đó, tác dụng rõ ràng nhất là tỏi sống.
4. Dân gian tụng truyền: “Đông ăn củ cải, hè ăn gừng”
Mùa hè nên ăn nhiều gừng chút. Gừng là thực phẩm tính ấm, mùa hè lỗ chân lông cơ thể khai mở ăn gừng có lợi cho bài xuất khí thấp hàn.
5. Cháo đậu đỏ ý dĩ
Mùa hè ăn nhiều canh (cháo) đậu đỏ ý dĩ có thể bài trừ khí thấp hàn của cơ thể, lợi niệu.
Mùa hè ẩm thực nên thanh đạm, chất mềm, dễ tiêu hóa là chủ yếu. Bớt ăn đồ nhiều dầu mỡ béo ngậy và cay nóng bốc hỏa. Ăn uống thanh đạm có thể thanh nhiệt, phòng thử (nắng), liễm hãn (cầm mồ hôi), bổ dịch, còn có thể tăng cảm giác ngon miệng. Ăn nhiều rau củ quả tươi, vừa có thể đáp ứng dinh dưỡng cần thiết, lại có thể phòng tránh trúng thử (nắng). Thay vì ăn cơm nên ăn loãng, như cháo hạt sen… Còn có thể uống chút đồ uống thanh nhiệt, như nước ô mai, trà hoa cúc… Uống lạnh có độ, không được quá thiên nghiện đồ mát lạnh, nếu không sẽ tổn dương khí mà thương thân.
Ngoài ra, ăn chút giấm, vừa có thể sinh tân khai vị, vừa có thể ức chế tiêu diệt bệnh khuẩn, phòng tránh bệnh dạ dày đường ruột. Mọi người ra mồ hôi nhiều, giảm cảm giác thèm ăn, có thể dùng các loại cháo dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe để khai vị, đồng thời điều chỉnh thân thể.
Ví như ăn cháo vào bữa sáng và tối, còn bữa trưa uống canh, như vậy có thể sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt giải thử, lại có thể bổ dưỡng cơ thể. Khi nấu cháo cho ít lá sen (cháo lá sen), vị thanh mùi thơm, trong cháo có vị hơi đắng, có thể tỉnh tỳ khai vị, có tác dụng tiêu giải thử nhiệt, dưỡng vị thanh trường, sinh tân chỉ khát. Khi nấu cháo cho chút đậu xanh hoặc dùng một mình đậu xanh nấu cháo, có tác dụng tiêu thử chỉ khát, thanh nhiệt giải độc, sinh tân lợi niệu… Canh biển đậu ngâm thấu nấu cùng gạo tẻ thành cháo, có thể thanh thử hóa thấp, kiện tỳ chỉ tả. Ngoài ra, cháo bạc hà, cháo ngân nhĩ (nấm trắng), cháo cát căn (sắn dây), cháo mướp đắng đều là thực phẩm tốt cho mùa hè.
Đồng thời, còn cần chú ý bổ sung một số chất dinh dưỡng
1. Bổ sung đầy đủ vitamin, như ăn nhiều một số thực phẩm rau quả tươi như cà chua, ớt xanh, bí đao, dưa hấu, dương mai (dâu rượu hay thanh mai đỏ), dưa lê, dưa gang, đào, lê…
2. Bổ sung nước và muối vô cơ, đặc biệt là cần chú ý bổ sung kali, các loại đậu hoặc chế phẩm từ đậu, trái cây, rau… đều là nguồn kali tốt. Ăn nhiều hơn thực phẩm thanh nhiệt lợi thấp, như dưa hấu, mướp đắng, đào, ô mai, dâu tây, cà chua, dưa chuột… đều có tác dụng tiêu thử tương đối tốt.
3. Bổ sung lượng thích hợp đạm, như cá, thịt nạc, trứng, sữa và các loại đậu… đều là protein chất lượng cao.
Một số trái cây giúp ích cho dưỡng sinh mùa hạ
1. Dâu tây
Dâu tây có tác dụng làm trắng, dưỡng và giữ ẩm. Mùa hè khi dùng có thể khu hỏa, giải thử, thanh nhiệt vì mùa này can hỏa của người tương đối vượng thịnh, ăn chút dâu tây có thể khởi được tác dụng ức chế, kể cả đối với sức khỏe của da hay cơ thể đều là rất tốt.
2. Cà chua
Cân bằng độ pH của da, trừ nám làm trắng. Dùng thìa trà múc đầy thìa tương cà chua, trộn thêm 1 túi nhỏ đường cát, có thể dùng để loại bỏ ban đốm nhỏ trên mặt.
3. Anh đào
Anh đào vốn chứa axit trái cây có thể xúc tiến lớp biểu bì hình thành, xúc tiến chuyển hóa trao đổi chất của da.
4. Cam – hiệu quả giữ ẩm thiên nhiên
Cam chua toàn bộ cả quả đều rất có giá trị, đặc biệt hạt của nó càng rõ ràng, thành phần chủ yếu của chất dính bề mặt là pectin, cũng là xơ thực phẩm, tính hút ẩm và khả năng tồn giữ khóa nước cực mạnh, vốn có hiệu quả giữ ẩm thiên nhiên. Ngoài ra, chất chống oxy hóa flavonoids, catechin trong hạt… có thể phòng tránh bề mặt da hình thành ban nám đen. Axit xitric, axit trong trái cây cũng có thể loại trừ chất sừng dư thừa.
Theo baike.baidu.com
Liên Hoa