Khoai tây, potato, kartoffeln, papas, dương vu, mã linh thự, thổ đậu… những cái tên khác nhau được sử dụng ở những nơi khác nhau, nhưng chúng đều nghe dễ chịu và thân thiện.
Người Maya cổ đại rất thích khoai tây, đến nỗi họ đã tạc tượng nó và chôn nó cùng với người chết. Người Inca có ghi chép về việc thờ Nữ Thần Khoai tây Axoma. Đối với người Maya và Inca, khoai tây không chỉ là thực phẩm chính, mà còn là loại cây nông nghiệp được họ sùng bái trên đại địa.
Cho đến ngày nay, khoai tây là một loại thực phẩm chủ yếu trong nhiều chế độ ăn kiêng truyền thống, cũng là một trong những loại rau củ được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Khoai tây rất giàu kali, vitamin C, chất xơ và nhiều hợp chất hoạt tính sinh học. Khoai tây bị con người hiện đại nghi ngờ vì hàm lượng tinh bột cao, có thể tạo thành căn nguyên gây bệnh. Nghiên cứu của các nhà khoa học về khoai tây thỉnh thoảng lại đưa ra những báo cáo mới. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng” Journal of Nutrition cho thấy, ăn khoai tây có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người lớn, đặc biệt là nguy cơ tử vong đột ngột.
Cung đình giúp thúc đẩy loại thực phẩm bình dân
Chúng ta không biết khoai tây được du nhập từ Nam Mỹ đến châu Âu như thế nào. Có ghi chép lịch sử minh xác về việc Frederick Đại đế của nước Phổ còn được gọi là “Vua khoai tây” (Kartoffel König) (1). Để nuôi sống người dân và quân đội Phổ của mình, vào năm 1756, ông đã cưỡng chế nhân dân trồng khoai tây, và ông đã không ngần ngại thiết kế trường cảnh với đại thần của mình để khiến người dân tin rằng khoai tây là loại thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Và bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Frederick Đại đế trong vườn khoai tây” đã mô tả trường cảnh này.
Hai mươi hoặc ba mươi năm sau, để giới thiệu khoai tây với người Pháp, Vua Pháp Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette thường đội mũ và mặc trang phục có họa tiết hoa khoai tây trong các bữa tiệc trong triều đình, và không tiếc công sức thúc đẩy việc trồng khoai tây. Sản lượng khoai tây tăng vọt và dân số cũng tăng lên. Người Pháp lẽ nào không hề hối hận khi đưa vị nữ hoàng mỹ lệ, thanh nhã và thánh thiện này lên máy chém sao?
Các bức tranh sơn dầu “Người trồng khoai tây” và “Kinh chiều” (3) của họa sĩ Jean-François Millet đã trở thành một trong những hình ảnh được sao chép rộng rãi nhất ở Pháp trong thế kỷ 19. Năm 1867, họa sĩ người Đan Mạch David Monies đã vẽ cảnh hai người đang ăn khoai tây, cô gái phồng má thổi vào những củ khoai tây nóng hổi, trong khi người bà đang bận gọt vỏ khoai tây. Có thể thấy khoai tây đã lan rộng khắp châu Âu vào giữa thế kỷ 19.
Ngay cả ở Nga vào đầu thế kỷ 19, người dân Nga chỉ trồng khoai tây trong nhà cho đến khi mất mùa năm 1838, buộc người Nga phải trồng số lượng lớn khoai tây trên vùng đất bỏ hoang của họ. Cuối cùng khoai tây đã thống trị nguồn cung cấp thực phẩm của Đông Âu. Vào cuối thế kỷ 18, khoai tây gần như chiếm phần lớn diện tích đất trồng trọt ở Ireland. Vì vậy, khi khoai tây bị nhiễm một loại virus mà không có cách chữa, dân số nông thôn đã giảm mạnh, một lượng lớn người dân phải di cư. Nạn đói lớn ở Ireland xảy ra khiến khoảng hàng triệu người thiệt mạng trong thảm họa này. Trong nạn đói, khoảng một triệu người Ireland đã di cư, trong đó hầu hết họ đều di cư sang Hoa Kỳ. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nạn đói lớn” mô tả nỗi đau và tổn thương do vụ khoai tây thất bại của các gia đình Ireland.
Món ăn chung của cả người giàu và người nghèo
Việc trồng khoai tây sớm nhất ở Bắc Mỹ xuất hiện ở New Hampshire vào đầu thế kỷ 18. Loại cây này có nguồn gốc từ người Ireland, do đó có tên là: “Khoai tây Ireland”. Khoai tây được trồng ở Idaho vào năm 1838 và đến đầu thế kỷ 20, sản lượng của bang đã vượt quá khoảng 27.000 tấn. Trước năm 1910, họ cất giữ cây trồng trong các nhà kho hoặc hầm. Đến những năm 1920, khoai tây được đưa ra khỏi hầm và kho để tiêu thụ, có lẽ là để ứng phó với cuộc Đại suy thoái (1929-1933) ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
Vậy khoai tây tiến nhập vào Trung Quốc từ khi nào? Theo ghi chép và tác phẩm của nhà Minh, một số học giả tin rằng nó đã được du nhập vào Trung Quốc ngay từ những năm Vạn Lịch thời nhà Minh vào thế kỷ 16. Khoai tây được người Hà Lan du nhập vào Đài Loan vào thế kỷ 17, và chúng bắt đầu được trồng với số lượng lớn vào những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc. Khoai tây có khả năng chịu lạnh, chịu hạn và có thể tồn tại ngay cả ở đất nghèo dinh dưỡng. Không giống như ngô, loài có nhiều thiên địch trên trời và dưới đất, khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ mất 90 đến 110 ngày là có thể thu hoạch.
Khoai tây và bánh mì đen vẫn là thực phẩm chủ yếu của người Đông Âu. Trên thực tế, vào cuối thế kỷ 18, khoai tây đã trở thành “món thường xuyên có trong mọi bữa ăn trên bàn ăn của cả người giàu và người nghèo”. Khoai tây ngày càng trở nên phổ biến nhờ tính linh hoạt và khả năng sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Ngày nay, chúng vẫn là thực phẩm chủ yếu trên bàn ăn của người Đức. Có nhiều cách chế biến phổ biến nhất là khoai tây nghiền và khoai tây nướng, có khoai tây nướng nguyên củ, salad, bánh khoai tây, nướng, luộc và chiên theo không dưới 40 cách. Nhưng các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng khoai tây đã qua chế biến như khoai tây chiên que, khoai tây chiên lát sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Đó là những món ăn nhẹ phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của người dân trong thế kỷ này.
Vào tháng 10 năm 1995, khoai tây trở thành loại rau củ đầu tiên được trồng trong không gian. Khoai tây được chọn để thí nghiệm vì chúng cứng cáp và dễ thích nghi, có thể phát triển trong các môi trường khác nhau và chịu được nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khắc nghiệt khác.
Điều thú vị là bộ phim “The Martian” (Cứu viện Sao Hỏa), một bộ phim khoa học viễn tưởng năm 2015, trong đó Matt Damon đóng vai một phi hành gia bị mắc kẹt trên sao Hỏa, đã sống sót nhờ trồng khoai tây.
Có vẻ như việc sùng bái khoai tây của người Maya và Inca cổ đại không phải là không có đạo lý. “Vua khoai tây” Frederick Đại đế đã đưa khoai tây vào để dưỡng binh rèn chí, cái tên “vua khoai tây” của ông vẫn còn lưu cho đến ngày nay. So với hoàng hậu Marie Antoinette, ông đã may mắn hơn nhiều!
Chú thích:
Năm 1774, Frederick Đại đế của nước Phổ đã cung cấp khoai tây miễn phí cho người dân của mình để giúp họ sống sót sau nạn đói. Điều khiến ông khó chấp nhận là người dân từ chối nguồn lương thực miễn phí này và không tin tưởng vào nguồn lương thực mới. Quyết tâm cổ động người dân vượt qua những nhận thức tiêu cực về khoai tây, ông đã ủy quyền cho cảnh vệ giả trang tuần tra ruộng khoai tây, truy lùng kẻ trộm. Người dân thấy vậy cho rằng những củ khoai này chắc là rất có giá trị nên ban đêm trộm mới ra đồng trộm khoai, nhưng các “lính canh” đã nhìn mà không thấy!
(2) Tựa đề ban đầu bức tranh của Millet là “Lời cầu nguyện cho vụ khoai tây”, sau này ông đổi thành “The Angelus”. Sau này người ta gọi nó là “Kinh chiều”, và nó trở thành một trong những hình ảnh được sao chép rộng rãi nhất ở Pháp vào thế kỷ 19.
(3): Nạn đói lớn: Nhật ký của cô gái Ireland Felice. (The Great Famine :The Diary of an Irish Girl Phylis)